Emotional Marketing giúp tên tuổi thương hiệu vang xa, tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, làm doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao. Hãy cùng ECP Vietnam tìm hiểu chi tiết về Emotional Marketing trong bài viết này nhé!
Emotional marketing là gì?
Emotional Marketing (hay tiếp thị cảm xúc) là cách các thương hiệu sử dụng yếu tố cảm xúc trong các chiến dịch marketing nhằm nâng cao hoặc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của khách hàng; từ đó tạo ra sự thay đổi lớn về doanh thu. Emotional Marketing được sử dụng thành công bởi nhiều người mua hàng do cảm tính chứ không sử dụng lý trí hay logic. Do vậy, cảm xúc là yếu tố quan trọng trong việc mua hàng của người tiêu dùng.
Emotional Marketing được sử dụng như thế nào?
Song hành với sự phát triển mạnh của công nghệ, các nhà kinh doanh ngày càng đẩy mạnh lan rộng thông điệp nhãn hàng và giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như video âm nhạc, album ảnh, print-ads, phim ngắn…
Emotional Marketing có hiệu quả cao bởi tạo được nhiều cảm xúc khác nhau của người xem như nỗi sợ, sự tức giận, niềm vui… nhằm thu hút sự chú ý, tăng hiệu quả quảng cáo.
- Niềm vui: Quảng cáo mang tới cảm xúc tích cực sẽ được đón nhận mạnh mẽ bởi đem tới niềm vui cho mọi khách hàng, một ví dụ có thể kể tới là chiến dịch “Choose Happiness” của Coca Cola vào dịp hè 2015.
- Nỗi buồn: Nỗi buồn rất dễ khơi gợi sự đồng cảm từ người xung quanh, do đó đây là chiến lược mang lại hiệu quả rất cao mà bạn khó lòng ngờ tới. Tuy nhiên, hãy áp dụng chiến lược này một cách vừa phải bởi nếu lạm dụng sẽ đem lại tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
- Sợ hãi hay ám ảnh: khi được sử dụng đúng cách, những cảm xúc này sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành động của khách hàng. Ví dụ nổi bật có thể kể tới là những câu nói nhắc nhở, cảnh báo về tác hại của việc hút thuốc lá có trên bao bì sản phẩm…
- Tức giận: Để khởi gợi cảm xúc này từ khách hàng, thông thường doanh nghiệp sẽ xây dựng vấn đề xã hội như bất bình đẳng giới, ô nhiễm môi trường… Những vấn đề nhạy cảm này sẽ tác động mạnh tới cảm xúc của khách hàng và gây ấn tượng mạnh.
- Cảm giác thuộc về: Các chiến dịch này đem tới sự an toàn cho mỗi khách hàng do đó sẽ tạo sự gắn kết sâu sắc giữa khách hàng và nhãn hàng, do đó đây là chiêu thức được sử dụng phổ biến trong các group,fanpage cộng đồng.
Chiến lược cho marketing cảm xúc
Hiểu về khách hàng mục tiêu
Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu là cực kỳ quan trọng và cần đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu cho hiệu quả. Để tìm hiểu khách hàng cũng như nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, bạn cần phân tích hành vi, tâm lý tiêu dùng cũng như vẽ được bức tranh toàn cảnh thật rõ nét. Sau đó, bạn cần phân đoạn thị trường và tạo ra một kho nguyên liệu marketing để chuẩn bị cho các bước truyền thông tiếp theo.
Truyền cảm hứng cho những điều không thể
Để khách hàng yêu thích và trung thành với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ chất lượng là chưa đủ, thương hiệu bạn cần làm nhiều hơn thế. Bạn hãy cố gắng đem đến những giá trị tích cực, những mục đích tốt đẹp cho xã hội như tham gia bảo vệ môi trường hay ủng hộ quyền con người hay tham gia các vấn đề về bình đẳng giới…
Tạo ra khát vọng
Emotional Marketing sẽ đem tới hiệu quả cao khi chạm tới trái tim của khách hàng. Để làm được điều này, Emotional Marketing tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn giữa khách hàng và thương hiệu. Doanh nghiệp có thế sử dụng những hình ảnh biểu tượng, những hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm các thông điệp về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Sử dụng vị trí
Marketing sử dụng vị trí sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn bởi phần lớn khách hàng sẽ lựa chọn dịch vụ/ sản phẩm gần nơi mình sinh sống hay học tập, làm việc để giúp tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển. Ví dụ, nếu muốn kinh doanh đồ dùng học tập thì hãy bán ở những địa điểm gần trường học, khách hàng tiềm năng sẽ là học sinh xung quanh khu vực đó.
Tận dụng những cột mốc quan trọng
Hãy tận dụng những dịp quan trọng như ngày 8/3, ngày Quốc khánh,… để xây dựng các chiến dịch Emotional Marketing. Các dịp lễ quan trọng này đem đến cảm giác khác nhau như tự hào, niềm vui… Do đó, việc lựa chọn những ngày này để xây dựng triển khai các chiến lược truyền thông là hoàn toàn hợp lý và hiệu quả.
Bày tỏ tình yêu
Hãy bày tỏ tình yêu và truyền tải thông điệp yêu thương tới khách hàng thông qua những quảng cáo, những chiến dịch truyền thông bởi tình yêu là nhân tố không thể thiếu vắng trong cuộc sống. Bày tỏ tình yêu với khách hàng là cách rất chân thành để nhận được lòng tin từ khách hàng của bạn.
Dẫn lối với màu sắc
Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn tới cảm xúc của con người. Do vậy, các thương hiệu cần chú ý trong việc lựa chọn màu sắc để giúp bổ trợ và phát huy hiệu quả tối đa của quảng cáo. Một số ví dụ về ý nghĩa các màu như màu xanh lá đem tới cảm giác khỏe mạnh, gây ấn tượng về sức khỏe, về thiên nhiên; màu xanh da trời nói về sự bình yên, thanh bình; màu vàng mang lại cảm giác về sự tích cực, vui vẻ… Như vậy, một thương hiệu có thể tận dụng phối hợp màu sắc trong các ấn phẩm truyền thông hay trang phục của nhân viên để khơi gợi cảm xúc từ chính khách hàng.
Kể một câu chuyện
Bất kỳ ai cũng đều có xu hướng thích nghe những câu chuyện khơi gợi cho họ cảm giác đồng cảm, để họ có thể học hỏi được thêm kiến thức mới hay được truyền cảm hứng tích cực. Nếu doanh nghiệp thành công trong việc tạo dựng một câu chuyện giàu tính cảm xúc, bạn sẽ thu hút được khách hàng trong thời gian dài đáng kể, thương hiệu bạn sẽ không chỉ nổi bật nhất thời mà sẽ còn ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng khách hàng theo thời gian.
Nguồn: Tổng hợp