Marketing nội bộ hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của marketing nội bộ thông qua bài viết dưới đây.
Marketing nội bộ là gì?
Marketing nội bộ (Internal marketing) là những hoạt động marketing nhằm quảng bá những giá trị của doanh nghiệp (gồm mục tiêu, văn hóa, thương hiệu…) đến chính các nhân viên và thành viên thuộc tổ chức.
Marketing nội bộ thường chưa được chú trọng vì các doanh nghiệp thường tập trung vào các hoạt động marketing hướng ngoại hơn. Tuy nhiên, marketing nội bộ lại mang đến rất nhiều lợi ích bất ngờ nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng hiệu quả. Doanh nghiệp cần phát triển cả hai hướng hoạt động này vì marketing đối ngoại giúp mang về doanh thu còn marketing nội bộ sẽ tạo sự gắn kết giúp phát triển bền vững.
Vai trò của marketing nội bộ
Marketing nội bộ sẽ hướng đến việc tạo sự gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp, giữa những cá nhân với nhau. Nhân viên trong công ty sẽ được tìm hiểu và góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như tiếp nhận những kiến thức, thông tin để giữ vững hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp.
Tất cả những hoạt động marketing nội bộ này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp thông qua những vai trò như:
Giữ chân nhân sự tài năng
Marketing nội bộ đóng góp rất nhiều trong sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Nếu hoạt động internal marketing hiệu quả, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ hiểu rõ những mục tiêu, sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp. Kết hợp với những kết tương tác giữa các cá nhân trong công ty, nhân sự trong công ty sẽ có nhiều động lực cố gắng, làm việc vì mục tiêu chung. Một kế hoạch tương lai phát triển rộng mở cho cả doanh nghiệp và nhân viên là điều mấu chốt giữ chân được những nhân tài trong công ty.
Đẩy mạnh mục tiêu khách hàng
Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của internal marketing, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, truyền thông. Đối với những ngành này, nhân viên thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thường xuyên. Việc marketing nội bộ tốt sẽ giúp nhân viên hiểu rõ và thoải mái chia sẻ văn hóa công ty mình cho khách hàng.
Bên cạnh đó, khách hàng tiếp xúc trực tiếp với nhân viên và sẽ có những đánh giá về doanh nghiệp thông qua đó. Vì vậy, nhân viên trong công ty phải được làm việc trong môi trường thoải mái, tích cực và cơ hội phát triển tốt để họ có thể hài lòng chia sẻ hình ảnh của công ty thật tâm và hiệu quả nhất.
Tạo luồng thông tin xuyên suốt
Marketing nội bộ giúp việc truyền đạt những kiến thức, thông tin, hoạt động của doanh nghiệp đến nhân sự toàn công ty nhanh chóng và chính xác. Việc này giúp thông tin trong doanh nghiệp được xuyên suốt, thống nhất trong nội bộ. Điều này giúp sự kết hợp giữa các phòng ban và nhân sự trở nên thuận tiện hơn.
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Đây là giá trị quan trọng nhất của hoạt động marketing nội bộ. Văn hóa công ty là thứ không thể dễ dàng xây dựng và duy trì trong thời gian ngắn. Nó mang những giá trị không thể đo đếm bằng tiền bạc nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo chiến lược Marketing Online bằng công thức 5W1H
Các bước để lập kế hoạch marketing nội bộ
Một kế hoạch marketing nội bộ sẽ tương tự như kế hoạch marketing đối ngoại. Thay vì mục đích thuyết phục khách hàng của hoạt động marketing đối ngoại, marketing nội bộ hướng đến đối tượng là nhân sự thuộc chính doanh nghiệp.
Vì vậy, lập kế hoạch marketing có những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng mục tiêu
Doanh nghiệp cần phải nắm rõ những thông tin cơ bản như tổng số nhân viên, độ tuổi phổ biến, đặc trưng của từng nhóm nhân viên trong các phòng ban, đặc biệt là mong muốn và nhu cầu của nhân viên khi làm việc trong môi trường này là gì.
Từ những thông tin này, doanh nghiệp mới đưa ra được chiến lược và cách triển khai phù hợp.
Bước 2: Xây dựng nhóm dẫn đầu
Nhóm dẫn đầu này là có thể là các quản lý hoặc một đội nhóm nhân viên chủ chốt hàng đầu của doanh nghiệp.
Nhóm dẫn đầu sẽ là những người hiểu rõ về mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để giúp các hoạt động marketing nội bộ trở nên hiệu quả hơn. Từ đó, các sứ mệnh, văn hóa của công ty được truyền đạt gần gũi và chân thực hơn.
Bước 3: Xây dựng và lên kế hoạch
Sau hai bước cơ bản trên, các hoạt động marketing nội bộ cần được lên kế hoạch cụ thể. Cần đặt rõ mục tiêu và cách thức thực hiện cho từng chương trình, chiến dịch marketing nội bộ để hoạt động này diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Bước 4: Đánh giá kế hoạch
Bước cuối cùng là tổng kết, đánh giá và báo cáo lại kết quả của hoạt động marketing nhằm xác định được tính hiệu quả của nó. Bước này rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp thấy được những ưu, nhược điểm, rút ra những kinh nghiệm và những điều cần chỉnh sửa, cải thiện cho những đợt tới.
Nguồn: Tổng hợp.