Bí quyết xây dựng chiến lược PR để tăng hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp

Các chiến lược PR chính là phương tiện để tiếp cận, gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đem tới hiệu quả trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Cùng ECP Vietnam tìm hiểu lợi ích mà các chiến lược PR mang lại và tìm hiểu cách khai thác hiệu quả của chiến lược này trong marketing nhé! 

Chiến lược PR là gì?

Chiến lược PR (Public Relation – Quan hệ công chúng) là các kế hoạch, hoạt động PR cụ thể nhằm tập trung xây dựng và phát triển mối quan hệ bền vững, tốt đẹp giữa một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân đối với công chúng. Chiến lược PR hướng đến rất đa dạng các đối tượng, gồm có khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, cộng đồng, chính quyền…

Trong một số chiến lược Marketing, PR là yếu tố cơ bản vô cùng quan trọng. PR khác với quảng cáo bởi PR là hình thức giúp sản phẩm tiếp cận gián tiếp với khách hàng, từ đó mang tới hiệu quả lâu dài hơn cho doanh nghiệp. Một số công cụ chính được sử dụng trong chiến lược PR là mạng xã hội (Facebook, Instagram…), truyền thông báo chí, sự kiện… 

Lợi ích của chiến lược PR

PR đã trở thành một trong những công cụ marketing được sử dụng nhiều nhất tại rất nhiều doanh nghiệp bởi chiến lược này có tới 5 điểm mạnh: 

Thúc đẩy giá trị thương hiệu 

PR giúp nâng cao hình ảnh, vị thế của thương hiệu bởi PR mang hình ảnh đẹp của các nhãn hàng tới cộng đồng, qua đó thể hiện trách nhiệm của nhãn hàng đó đối với xã hội thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa như từ thiện, quyên góp… Do vậy, PR trở thành công cụ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, bảo vệ được danh tiếng của nhãn hàng trước rủi ro khủng hoảng truyền thông, 

Thuyết phục và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng

Chiến lược PR giúp tạo sự gắn kết sâu sắc giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng bởi PR truyền tải được nhiều thông điệp sâu sắc vào trái tim của khách hàng. Do vậy, PR hỗ trợ doanh nghiệp lấy được lòng tin của khách hàng, giúp tăng khả năng chuyển đổi cho chiến dịch Marketing. 

Thu hút các nhà đầu tư

Bên cạnh việc thu hút khách hàng, PR còn giúp thu hút các nhà đầu tư bằng cách thể hiện hình tượng doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững, khiến các nhà đầu tư nhận ra được tiềm năng của doanh nghiệp. 

Tối ưu chi phí Marketing

Sử dụng chiến lược PR sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với quảng cáo, bởi doanh nghiệp có khả năng tự thực hiện nhiều hoạt động PR thay vì tốn kém nhiều chi phí marketing thuê ngoài. 

PR có mức độ tin cậy cao

PR mang cái nhìn khách quan đến với công chúng, đem lại giá trị thực tế cho cộng đồng thông qua các hoạt động như từ thiện, tổ chức workshop, hội thảo, CSR… Niềm tin của khách hàng đối với PR vững chắc và lớn hơn nhiều so với quảng cáo. 

7 Loại hình PR thường gặp trong Marketing

Các chiến lược PR của doanh nghiệp hiện nay gồm 7 loại hình chính: 

  • Truyền thông báo chí: Các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt với các trang báo để khuyến khích họ đăng thông tin tích cực về thương hiệu như các chuyên mục phỏng vấn chuyên gia hoặc thông cáo báo chí…
  • Social Media – Truyền thông qua mạng xã hội: Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc PR  với đa dạng công việc như giới thiệu sản phẩm hay chia sẻ kiến thức hoặc các chương trình tri ân khách hàng như challenge…
  • Truyền thông nội bộ: Truyền thông nội bộ giúp củng cố các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp thông qua các hoạt động gắn kết nhân viên như: Team building, khen thưởng, tôn vinh nhân viên,…
  • Quản trị khủng hoảng: PR giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu, giảm thiểu rủi ro khi có khủng hoảng xảy ra. Các chiến lược PR giúp xoa dịu dư luận qua các hình thức đền bù thiệt hại, thông cáo xin lỗi…
  • Tổ chức sự kiện: Loại hình PR này gũi hơn khi doanh nghiệp, khách hàng và đối tác có thể tương tác trực tiếp. Do đó, các nhà đầu tư cũng như khách hàng có cơ hội hiểu rõ hơn về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp. 
  • Trách nhiệm xã hội (CSR): Các doanh nghiệp ngày càng chú ý tới việc cải thiện hình ảnh thông qua các hoạt động CSR như bảo vệ môi trường, ủng hộ quyền con người…
  • Quan hệ cộng đồng: Các doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với cộng đồng địa phương như quyên góp xây dựng cầu đường, giảm giá đặc biệt cho người dân trong cộng đồng…

7 bước hoạch định chiến lược PR hoàn hảo

Để xây dựng chiến dịch PR hiệu quả, doanh nghiệp nên xây dựng theo quy trình 7 bước cụ thể như sau: 

Bước 1: Xác định mục tiêu PR

Xác định mục tiêu PR dựa theo mô hình SMART 5 yếu tố. Qua đó, xác định một số mục tiêu hướng đến của hoạt động PR như tăng tương tác với khách hàng, tăng lượt tìm kiếm thương hiệu…

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Hiểu rõ đối tượng của chiến lược PR sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả hơn, bởi doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu khách hàng và cách tiếp cận dễ dàng nhất với họ. Có 2 nhóm đối tượng chính mà các doanh nghiệp cần quan tâm, đó là khách hàng và các bên liên quan khác gồm báo chí, nhà đầu tư,….

Bước 3: Xây dựng thông điệp chính – Key Messages

Doanh nghiệp có thể xây dựng thông điệp chính của chiến lược PR dựa vào đặc điểm của chính thương hiệu và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Một thông điệp thành công sẽ bao gồm những đặc điểm như ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo ấn tượng, độc đáo và đặc biệt đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ. Đặc biệt, cần lưu ý một số điểm quan trọng như tránh từ nhạy cảm, tránh từ địa phương… 

Bước 4: Lựa chọn các kênh truyền thông

Hãy lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với chiến lược PR của bạn, tùy theo đối tượng và mục tiêu mà bạn hướng tới. Với nhóm khách hàng trẻ, bạn nên lựa chọn các kênh PR như báo điện tử hay các trang mạng xã hội… Nếu hướng tới các nhà đầu tư, nhãn hàng nên lựa chọn các kênh uy tín để xây dựng niềm tin như các trang báo uy tín hàng đầu. 

Bước 5: Xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách cho từng hoạt động

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động với đủ thông tin từ thời gian, nhân sự… Tiếp theo, doanh nghiệp cần đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động đó để dành ra khoản ngân sách chi tiêu phù hợp. 

Bước 6: Triển khai và theo dõi chiến lược PR

Doanh nghiệp cần theo dõi kỹ càng quá trình triển khai chiến lược để đảm bảo hoạt động đúng theo kế hoạch đã vạch ra và đạt được mục tiêu ban đầu của chiến dịch. 

Bước 7: Đo lường và đánh giá hiệu quả PR

Hãy đánh giá và đo lường hoạt động của chiến lược PR để cải thiện điểm yếu và xây dựng chiến lược ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra, nhãn hàng cần theo dõi phản hồi của công chúng để có được cái nhìn khách quan hơn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động sau này.  

Lời kết

PR đóng vai trò rất quan trọ ng trong chiến lực Marketing của các doanh nghiệp. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư thời gian, công sức để xác định kênh truyền thông phù hợp cho các đối tượng, triển khai và theo dõi hoạt động truyền thông thích hợp cũng như đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch đó để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả. 

Nguồn: Tổng hợp