Chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng ai mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong kỷ nguyên 4.0 nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Nhắc đến chuyển đổi số tức là nói về đổi mới sản phẩm, trải nghiệm khách hàng, tái cấu trúc các hoạt động kinh doanh…
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số là việc không dễ dàng nhưng doanh nghiệp cần phải làm để bắt kịp xu thế, đặc biệt là thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống.
Chuyển đổi số là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp?
Hiểu một cách khái quát, chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp, cung cấp giá trị cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tầm quan trọng của chuyển đổi số thể hiện ở những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp:
Tăng lợi nhuận, giảm chi phí: Các công nghệ của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giảm các can thiệp mang tính thủ công, các quy trình trở nên nhanh hơn và không có lỗi. Các công việc được tự động hóa đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể cắt giảm được rất nhiều chi phí và tái đầu tư vào những hoạt động khác, tối ưu ngân sách, đem lại hiệu quả cao hơn.
Nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng: Nhờ vào công nghệ mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng hơn, nhanh hơn và xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và tạo ra sự hài lòng ở mức độ cao hơn.
Tăng cơ hội thâm nhập thị trường: Công nghệ kỹ thuật số có thể giúp doanh nghiệp khám phá các thị trường mới và khách hàng mục tiêu mới. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp lưu trữ được thông tin khách hàng và cá nhân hóa thông điệp marketing sẽ gắn kết doanh nghiệp với khách hàng cũng như tái gắn kết với những khách hàng cũ; từ đó mở rộng cơ sở khách hàng và cải thiện lòng trung thành của khách hàng.
5 bước chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định mục tiêu trọng tâm của doanh nghiệp
Chuyển đổi số cần một quá trình chứ không chỉ một hoặc hai năm, do đó, để không lãng phí thời gian và chi phí, doanh nghiệp cần xác định kết quả cuối cùng mình muốn hướng đến, ví dụ ưu tiên tăng doanh thu hay giảm thời gian vận hành…
Trong bối cảnh công nghệ thay đổi từng ngày, khi cân nhắc áp dụng chuyển đổi số, lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm ra vấn đề cốt lõi dựa trên sự thấu hiểu quy trình kinh doanh và thị trường hiện tại. Việc thực hiện nóng vội, chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt dễ dẫn đến việc doanh nghiệp “chữa ngọn” mà không “chữa” được gốc, hoặc sử dụng các nền tảng không phù hợp gây ra tình trạng khó quản lý và đo lường hiệu quả.
Ngoài ra, lộ trình chuyển đổi số nên đặt tâm lý khách hàng làm trọng tâm, vì đến cuối cùng, doanh thu vẫn luôn là cái đích của doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
Khi đã có những phác thảo ban đầu về lộ trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tự đánh giá mức độ sẵn sàng cho việc tái cấu trúc quy trình vận hành. Việc này cần thỏa mãn cả 2 yếu tố: con người và dữ liệu.
Hiển nhiên yếu tố con người là quan trọng hơn cả. Không một công cụ kỹ thuật nào có thể phát huy tác dụng nếu con người không thay đổi nhận thức và chiến lược. Nói cách khác, sự thành công của chuyển đổi số được quyết định khi con người thay đổi tư duy và tầm nhìn, lan tỏa từ các cấp lãnh đạo đến toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp.
Dữ liệu về thị trường, doanh nghiệp, đối tác chiến lược, đối thủ cạnh tranh… là nền tảng để doanh nghiệp phân tích, xây dựng chiến lược, tạo tầm nhìn bao quát về chuỗi giá trị của doanh nghiệp, tận dụng làm “bàn đạp” trong việc chuyển đổi số.
Bước 3: Rà soát quy trình
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tận dụng thời điểm phù hợp để tái cấu trúc quy trình của mình cho phù hợp với công tác chuyển đổi số. Đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại xem mình đã sẵn sàng hoàn toàn cho việc chuyển đổi số hay chưa, khâu nào đang có vấn đề và nên giải quyết như thế nào… Các quyết định cần dựa vào số liệu cụ thể và chi tiết để tìm ra một hướng đi hợp lý cho doanh nghiệp.
Bước 4: Xác định giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Tìm ra giải pháp phù hợp là bước quyết định trong việc chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp. Để làm được việc này, đội ngũ nhân sự cần hiểu chắc chắn về đặc thù sản phẩm, dịch vụ của mình. Cần nắm rõ các thông tin như: Doanh nghiệp sẽ tiếp cận và phục vụ đối tượng nào? Làm sao sao để tiếp cận nhanh và chính xác nhất? Quản lý chi phí như thế nào để phù hợp với bối cảnh, quy mô của doanh nghiệp…
Bước 5: Đảm bảo tính cam kết của toàn thể doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp là bài toán khó hơn so với thay đổi về công nghệ, đây cũng là yếu tố tối quan trọng để đảm bảo thành công của doanh nghiệp. Việc xây dựng một văn hóa đề cao tinh thần học hỏi, sáng tạo và thích ứng tốt với thay đổi là rất thiết yếu trong việc chuyển đổi số, đồng thời cũng đóng vai trò lớn trong quá trình xác định đường hướng kinh doanh và chinh phục mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số là một thử thách lớn, đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư đúng mực từ ban quản trị đến toàn bộ đội ngũ nhân sự. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đơn vị đồng hành để thực hiện chuyển đổi số, ECPVietnam là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Chúng tôi cung cấp chiến lược rõ ràng và các công cụ phù hợp để mang đến hiệu quả tối ưu. Hãy liên hệ theo hotline 024.6260.2736 hoặc website https://ecpvn.com/ để được hỗ trợ.
Nguồn: Tổng hợp