Trong thời đại 4.0, việc tiếp cận khách hàng trở nên thách thức hơn bao giờ hết, khi người tiêu dùng ngày càng tỏ ra đề phòng trước quá nhiều chiến dịch marketing ồn ào, rầm rộ. Và nghệ thuật marketing mạng xã hội đã trở thành cách để chinh phục khách hàng thời đại ngày nay một cách hiệu quả hơn.
Nghệ thuật marketing là gì?
Nghệ thuật marketing là việc sử dụng một loạt chiến lược, phương pháp tiếp thị độc đáo, sáng tạo để xây dựng và thúc đẩy hình ảnh thương hiệu, hấp dẫn khách hàng, tăng cường hiệu suất chuyển đổi.
Nghệ thuật marketing không chỉ đơn thuần là các công cụ tiếp thị mà còn bao gồm sự kết hợp của việc thăm dò thị trường, phân tích sâu rộng về đối tượng khách hàng và nhiều khía cạnh khác. Những nghệ thuật này được kết hợp chọn lọc từ nhiều công cụ và phương thức tiếp thị đã có, nhằm tạo ra những hướng tiếp cận hiệu quả đối với khách hàng. Chính vì vậy, vai trò của những nghệ thuật marketing trở nên vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu, thu hút sự quan tâm của khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách tối ưu.
Vai trò quan trọng của nghệ thuật marketing mạng xã hội trong thời đại số
Trong bối cảnh thời đại 4.0, sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội đối với hành vi và xu hướng tiêu dùng là không thể phủ nhận được. Do đó, việc ứng dụng nghệ thuật marketing trên mạng xã hội không chỉ là một yếu tố quan trọng, mà còn là điều bắt buộc để đạt được những chiến lược tiếp thị thành công.
Tạo sự nhận diện thương hiệu nhanh chóng và hiệu quả
Tại thời điểm đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đã vượt qua con số 70 triệu, tương đương với 71% dân số cả nước. Điều này chứng tỏ tiềm năng vô cùng lớn khi quảng bá sản phẩm và thương hiệu qua mạng xã hội, giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng khổng lồ người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau. Hơn nữa, đa dạng và phong phú về đặc điểm người dùng trên mạng xã hội cung cấp cho các thương hiệu khả năng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
Tận dụng dữ liệu sâu rộng từ các nền tảng mạng xã hội
Mạng xã hội không chỉ đơn thuần là nơi làm quen, kết nối mọi người, mà còn là nguồn dữ liệu quý báu về thông tin nhân khẩu học, hành vi, thói quen và xu hướng của người dùng. Lượng dữ liệu to lớn này cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả hơn, khi áp dụng nghệ thuật marketing mạng xã hội vào chiến lược tiếp thị.
Tạo tương tác hai chiều sâu sắc với khách hàng
So với các mô hình truyền thống, nghệ thuật marketing mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu có khả năng xây dựng một môi trường tương tác 2 chiều độc đáo. Khách hàng không chỉ nhận thông điệp mà còn tham gia tích cực vào đó. Họ chia sẻ đánh giá, phản hồi sản phẩm và tham gia trong các chiến dịch truyền thông. Điều này giúp cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời thể hiện sự quan tâm của thương hiệu đối với họ.
Nắm bắt nhanh chóng xu hướng thị trường và thấu hiểu khách hàng
Mạng xã hội là nơi tập trung những xu hướng thị trường mới nhất của người tiêu dùng. Khi áp dụng nghệ thuật marketing trên các nền tảng này, doanh nghiệp có khả năng nhanh chóng nắm bắt những xu hướng thị trường mới nhất. Đồng thời, thông qua mạng xã hội, thương hiệu còn có cơ hội lắng nghe phản hồi từ khách hàng, từ đó thấu hiểu sâu hơn về họ.
Các hình thức nghệ thuật marketing mạng xã hội phổ biến hiện nay
Trong dòng chảy không ngừng của các phương pháp tiếp thị, mạng xã hội đã vươn lên là một trong những cách tiếp cận khách hàng độc đáo và hiệu quả nhất. Hãy cùng khám phá một số dạng nghệ thuật tiếp thị sáng tạo và khôn ngoan dưới đây, giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội trong chiến lược tiếp thị.
Social Network – Mạng lưới mạng xã hội
Social network đại diện cho việc sử dụng nhiều kênh mạng xã hội khác nhau trong chiến dịch tiếp thị của một thương hiệu. Đây là một nghệ thuật tiếp thị có tầm ảnh hưởng rộng, nhằm tăng cường sự nhận diện thương hiệu qua nhiều nền tảng và điểm tiếp xúc khác nhau. Sự liên kết đa dạng giữa các trang mạng xã hội khác nhau giúp thương hiệu mở rộng sự hiện diện, tăng khả năng lan tỏa thông điệp và tiếp cận khách hàng một cách toàn diện.
Social network được tạo ra tùy theo đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu. Trong trường hợp doanh nghiệp B2B hướng đến người tiêu dùng, thương hiệu có thể tận dụng nhiều trang mạng xã hội đa dạng như Facebook, TikTok, YouTube, Instagram…
Social Bookmarking – Đánh dấu trang cộng đồng
Ngoài việc tăng tương tác với khách hàng, nghệ thuật marketing trên mạng xã hội còn có khả năng thúc đẩy lượng truy cập đến website, kênh thương mại điện tử và thúc đẩy quá trình mua sắm thông qua social bookmarking. Social bookmarking bao gồm việc đánh dấu hoặc chia sẻ trang web của bạn trên các mạng xã hội, tạo cơ hội gia tăng lượng truy cập cho trang web của bạn. Đây là một kỹ thuật quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực SEO – Offpage.
Review Sites – Trang đánh giá
Trong hình thức nghệ thuật marketing này, thương hiệu cung cấp cho khách hàng khả năng đánh giá, phản hồi với doanh nghiệp, từ đó thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối với khách hàng. Qua các trang đánh giá trên mạng xã hội và website của doanh nghiệp, khách hàng được thoải mái chia sẻ quan điểm và thể hiện nhận xét của mình. Điều này không chỉ giúp thương hiệu lắng nghe và cải thiện, mà còn cung cấp bằng chứng khách quan đối với những người tiêu dùng mới chưa trải nghiệm sản phẩm.
Media Sharing – Mạng chia sẻ
Tuy hoạt động chia sẻ đã trở nên phổ biến trên các mạng xã hội, nhưng không nhiều người biết rằng đây cũng là một nghệ thuật marketing quan trọng. Media Sharing liên quan đến việc chia sẻ hình ảnh, video, thông tin trên mạng xã hội, internet, giúp khách hàng thấu hiểu về thương hiệu hơn và cũng tận dụng khả năng chia sẻ để truyền tải hình ảnh, thông điệp thương hiệu một cách tự nhiên nhất. Chiến lược Media Sharing không chỉ giúp người dùng tiếp cận thông tin mà còn kích thích họ tự nguyện chia sẻ hình ảnh và video liên quan đến thương hiệu. Nhờ đó, hình ảnh thương hiệu và sản phẩm được lan truyền rộng rãi một cách nhanh chóng.
Để khuyến khích khách hàng tham gia và chia sẻ, nội dung của thương hiệu phải thực sự ấn tượng và mang lại giá trị thiết thực cho người đọc. Một số hình thức nội dung phổ biến trong Media Sharing bao gồm: chia sẻ kiến thức, mẹo và thủ thuật, sử dụng meme hài hước, video clip viral và nhiều hình thức khác.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix: Hiệu quả đã được chứng minh qua các thời đại
Nguồn: Internet.