Marketing thương hiệu đã trở thành điều không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp hiện nay khi nó giúp tạo mối quan hệ và xây dựng niềm tin, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để có một chiến lược marketing thương hiệu hiệu quả?
Marketing thương hiệu là gì?
Marketing thương hiệu (marketing brand) là quá trình tạo dựng và quảng bá hình ảnh, giá trị, danh tiếng của một thương hiệu đối với người tiêu dùng. Marketing thương hiệu không tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ nhất định mà là tổng quan về thương hiệu bao gồm bộ nhận diện thương hiệu, câu chuyện thương hiệu và giá trị của thương hiệu.
Mục tiêu của marketing thương hiệu là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và dễ nhận diện, giúp thương hiệu nổi bật trong tâm trí khách hàng, xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy doanh số bán hàng trong dài hạn.
Các kênh marketing thương hiệu phổ biến
Kênh truyền thống
Một vài kênh marketing truyền thống phổ biến thường được sử dụng như:
- Quảng cáo trên truyền hình: Đây là một trong những hình thức marketing thương hiệu truyền thống phổ biến nhất, cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn người xem. Với mạng lưới phủ sóng rộng khắp, quảng cáo truyền hình có thể tiếp cận mọi đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi và tầng lớp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức này không phù hợp với các doanh nghiệp muốn nhắm đến một đối tượng khách hàng cụ thể. Thời lượng quảng cáo hạn chế cũng khiến doanh nghiệp khó truyền tải chi tiết thông điệp về thương hiệu.
- Quảng cáo qua báo chí: Đây là hình thức quảng cáo sử dụng các ấn phẩm báo chí, bao gồm báo giấy và tạp chí, để truyền tải thông điệp về thương hiệu. Theo khảo sát của VAA, tại Việt Nam, báo chí vẫn là kênh truyền thông có độ uy tín cao, với 72% người cho biết họ tin tưởng thông tin từ báo chí. Tuy nhiên, hình thức này có tính thời vụ, phụ thuộc vào thời điểm xuất bản của báo và khó đo lường hiệu quả.
- Quảng cáo ngoài trời: Quảng cáo ngoài trời (OOH) là hình thức marketing tiếp cận người tiêu dùng khi họ ở ngoài đường. Quảng cáo ngoài trời thường được triển khai ở những khu vực đông dân cư và phố xá sầm uất. Hình thức này khá phong phú, bao gồm billboard, áp phích, tờ rơi, gian hàng và quảng cáo trên phương tiện giao thông…
Kênh kỹ thuật số
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã dẫn đến sự bùng nổ của các kênh kỹ thuật số. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần từ các kênh truyền thống sang hình thức kỹ thuật số để triển khai marketing thương hiệu vì có thể dễ dàng tương tác với khách hàng và lan tỏa thông điệp.
Một số cách marketing thương hiệu trên kênh kỹ thuật số như:
- Quảng cáo dựa trên công cụ tìm kiếm: Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến, cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP). Trong các công cụ tìm kiếm, Google chiếm thị phần lớn nhất với 92,05% tính đến tháng 1 năm 2023 (theo Statista). Google cung cấp nhiều hình thức quảng cáo như Google Ads, Google GDN (Google Display Network), Google Video, Google Shopping và Google App.
- Quảng cáo trên mạng xã hội: Đây là một hình thức marketing thương hiệu phổ biến, qua đó doanh nghiệp sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, X, YouTube và TikTok… để truyền đạt thông điệp thương hiệu đến đối tượng mục tiêu. Facebook là nền tảng phổ biến nhất ở Việt Nam, với hơn 57% dân số sử dụng. Quảng cáo trên mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, dễ dàng tương tác với khách hàng và có thể đo lường hiệu quả chiến dịch.
- Bài PR trên các trang báo điện tử: Báo điện tử đang dần thay thế các hình thức báo chí truyền thống, mở ra một kênh mới cho các doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện và xây dựng hình ảnh qua các bài PR thương hiệu.
Các bước cơ bản để xây dựng chiến lược marketing thương hiệu thành công
Xây dựng chiến lược marketing thương hiệu là một kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu trên thị trường. Dưới đây là các bước cơ bản để xây dựng một chiến lược thành công:
Xác định mục tiêu cho hoạt động marketing
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên, giúp doanh nghiệp có hướng đi cụ thể và có cơ sở đo lường hiệu quả theo thời gian. Mục tiêu có thể là tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng tương tác khách hàng, hoặc củng cố vị thế thương hiệu.
Xác định câu chuyện thương hiệu (Brand Story)
Câu chuyện thương hiệu kể về nguồn gốc, sứ mệnh và vai trò của thương hiệu trong cuộc sống của khách hàng. Một câu chuyện hay sẽ tạo ra kết nối sâu sắc, tăng độ trung thành và nhận thức về thương hiệu. Doanh nghiệp nên phát triển câu chuyện ngắn gọn cho mạng xã hội và phiên bản dài hơn cho website.
Xây dựng các công cụ hỗ trợ tiếp thị (Marketing Collateral)
Doanh nghiệp cần xây dựng bộ công cụ hỗ trợ tiếp thị để truyền đạt giá trị, sứ mệnh và câu chuyện của thương hiệu. Các công cụ phổ biến bao gồm:
- Logo – biểu tượng của thương hiệu.
- Tuyên bố sứ mệnh bằng cách mô tả mục tiêu và giá trị cốt lõi.
- Website chính thức.
- Hồ sơ xã hội với đầy đủ các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp.
- Chữ ký email và danh thiếp.
Chọn phương tiện truyền thông và lập kế hoạch triển khai
Doanh nghiệp cần xác định các kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng, như mạng xã hội, quảng cáo truyền hình, báo chí và email marketing. Sau đó, phát triển một kế hoạch chi tiết với các hoạt động, nội dung và lịch trình cụ thể.
Đo lường kết quả
Để đo lường hiệu quả chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ, chỉ số như:
- Nhận thức về thương hiệu: Lượt truy cập website, tìm kiếm thương hiệu, lượt xem và tương tác trên mạng xã hội.
- Tầm ảnh hưởng: Số lượng người tham gia và phát triển cộng đồng trên mạng xã hội.
- Tiếp thị nội dung: Tỷ lệ mở email, chuyển đổi từ nội dung, lượt xem và tương tác.
- Khảo sát phản hồi của khách hàng: Đánh giá sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
- Phân tích truy cập website: Sử dụng Google Analytics để đo lường lưu lượng truy cập, thời gian ở lại trên trang, tỷ lệ thoát và hành vi trực tuyến khác.
Một số xu hướng marketing thương hiệu nổi bật hiện nay
Nội dung ngắn (TikTok, Reels, YouTube Short)
Nội dung ngắn trên TikTok, Reels và YouTube Shorts đang bùng nổ trong thời đại ngày nay, giúp doanh nghiệp tăng kết nối và nhận diện thương hiệu. Video ngắn có mức độ tương tác cao hơn 2,5 lần so với video dài. 66% nhà tiếp thị coi đây là định dạng hấp dẫn nhất, với 26% có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào nội dung này vào năm 2024. Đăng video trên mạng xã hội có thể khuyến khích chia sẻ, tăng khách hàng tiềm năng và cải thiện nhận thức thương hiệu.
Influencer Marketing tiếp tục phát triển
Hợp tác với người ảnh hưởng giúp tăng tương tác và xây dựng lòng tin. 84% nhà tiếp thị dự định tăng đầu tư vào influencer marketing năm 2024. Micro-influencer (với khoảng 10,000 – 100,000 người theo dõi) được khuyến nghị do sự gần gũi và ảnh hưởng nhất định trong các lĩnh vực ngách.
Ứng dụng AI, VR và AR
Công nghệ AI, VR, và AR đang ngày càng phổ biến trong marketing. 88% nhà tiếp thị sẽ đầu tư vào AI, sử dụng để sáng tạo nội dung, viết bài blog, tạo CTA và mô tả sản phẩm. VR và AR giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và thu hút thế hệ Gen Z, tạo yếu tố bất ngờ và ấn tượng để dễ dàng lan tỏa qua truyền miệng và mạng xã hội.
>> Xem thêm: Ứng dụng AI vào marketing: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Xây dựng cộng đồng trực tuyến
Xây dựng cộng đồng trực tuyến thúc đẩy tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp cần sản xuất nội dung chất lượng, cập nhật thông tin, tương tác qua mạng xã hội và phản hồi nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng để thành công.
ECPVietnam – Đối tác công nghệ của BẠN trong kỷ nguyên 4.0
Hotline: 0982036296 – 0945945225
Email: ecp@ecpvn.com
Fanpage: ECP Vietnam