Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp là quá trình tất yếu đối khi các công ty muốn tồn tại và cạnh tranh trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Quá trình này cần thiết cho các doanh nghiệp tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy doanh nghiệp của bạn đã tiến hành chuyển đổi số chưa và nếu có thì đến mức độ nào?
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình biến đổi cách suy nghĩ và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó bao gồm việc sử dụng một loạt công cụ, công nghệ như phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và điện toán đám mây để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý.
Mục tiêu của chuyển đổi số là giúp doanh nghiệp:
- Tăng cường hiệu quả và năng suất làm việc.
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
- Mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
- Tối ưu hóa quản lý các quy trình.
- Tận dụng triệt để dữ liệu và thông tin.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
- Khuyến khích đổi mới và sáng tạo.
Có một điều quan trọng cần nhấn mạnh, đó là chuyển đổi số không chỉ xoay quanh công nghệ. Đây là một sự thay đổi cơ bản trong cách tổ chức hoạt động, giao tiếp và tương tác với khách hàng. Nó đòi hỏi việc phá vỡ cách thức hoạt động truyền thống để thúc đẩy quá trình công nghệ hóa và hiện đại hóa. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và đổi mới để duy trì sự đà phát triển của công nghệ và thị trường.
Sự quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số với nhiều lý do, nhưng cho đến nay, lý do cốt yếu là để đảm bảo sự tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Trước đại dịch Covid-19, khả năng thích ứng linh hoạt của tổ chức trong môi trường khó khăn về chuỗi cung ứng, áp lực thị trường và kỳ vọng của khách hàng đã trở nên vô cùng quan trọng.
Mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là đảm bảo sự tồn tại và sức mạnh trong tương lai, nhưng còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp, bao gồm:
Tăng cường hiệu suất và hiệu quả
Triển khai công nghệ giúp giảm thiểu sai sót và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó tăng hiệu suất và hiệu quả kinh doanh.
Cung cấp thông tin chi tiết
Chuyển đổi số cho phép nhân viên truy cập dữ liệu chi tiết, giúp theo dõi, đo lường các chỉ số, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị khách hàng và sự hài lòng của họ. Điều này giúp doanh nghiệp tổ chức và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, linh hoạt hơn.
Duy trì tính cạnh tranh
Chuyển đổi số đã trở thành điều cần thiết để tồn tại trong môi trường kinh doanh hiện đại. Đó không chỉ là lựa chọn, mà là sự bắt buộc để duy trì tính cạnh tranh.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số cho phép cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, đáp ứng được sự thay đổi trong kỳ vọng và xu hướng mua sắm của họ.
Thúc đẩy sự kết nối giữa các bộ phận
Công nghệ số hóa tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, tạo nên sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa các bộ phận trong quá trình hoạt động.
Tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí
Mặc dù chuyển đổi số đòi hỏi mức đầu tư ban đầu lớn, nhưng khi thực hiện thành công, nó có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong các hoạt động doanh nghiệp, ví dụ: sử dụng thực tế ảo để mô phỏng sản phẩm mới và sử dụng lưu trữ đám mây để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả…
6 mức độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay
Có 6 mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, được phân chia cụ thể như sau:
- Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Tại mức này, doanh nghiệp chưa thực hiện bất kỳ hoạt động chuyển đổi số nào hoặc có thể có một số hoạt động rất nhỏ liên quan đến chuyển đổi số.
- Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã bắt đầu tiến hành một số hoạt động nhỏ trong quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên, chưa đạt đến mức độ đáng kể.
- Mức 2 – Bắt đầu: Tại mức này, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu thực hiện các hoạt động chuyển đổi số. Các hoạt động này bắt đầu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
- Mức 3 – Hình thành: Các hoạt động chuyển đổi số đã hình thành theo cơ bản trong doanh nghiệp và có sự triển khai ở các bộ phận khác nhau. Chúng mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp ở mức này đang bắt đầu hình thành mô hình kinh doanh số.
- Mức 4 – Nâng cao: Tại mức này, quá trình chuyển đổi số đã được tối ưu hóa và cải thiện thêm. Công nghệ, dữ liệu số và các nền tảng số hóa đã giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp ở mức này đã trở thành một doanh nghiệp số với mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên công nghệ số.
- Mức 5 – Dẫn dắt: Tại mức này, quá trình chuyển đổi số đã hoàn thiện, và doanh nghiệp thực sự đã trở thành một doanh nghiệp số với hầu hết các phương thức và mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số. Doanh nghiệp ở mức này có khả năng dẫn dắt và xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp số.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, sử dụng kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp, cùng với đánh giá từ các tư vấn độc lập hoặc cơ quan Sở TT&TT. Trong trường hợp cần thiết, Bộ TT&TT có thể tổ chức đánh giá trực tiếp của doanh nghiệp.
Sau khi được thẩm định và đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng nhận mức độ chuyển đổi số. Chứng nhận này có thể được sử dụng để quảng cáo thương hiệu và đăng ký tham gia các chương trình, đề án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước.
Việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp không còn là một tương lai xa vời, mà còn đã trở thành một thực tại không thể tránh khỏi. Những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại sẽ là lợi thế tuyệt vời cho các doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường với mức chi phí thấp, từ đó mang về lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp.