Khi lượng người dùng các kênh mạng xã hội tăng trưởng đều qua các năm thì một chiến lược content marketing tinh gọn sẽ giúp bạn đi đúng hướng và tập trung vào mục tiêu của mình. Nếu bạn đang tạo chiến lược content marketing cho Facebook, Instagram hoặc bất kỳ trang mạng xã hội nào khác, bài viết này là dành cho bạn.
Đặt mục tiêu thực tế cho chiến dịch tiếp thị nội dung của bạn
Bất kể bạn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nào, hãy bắt đầu chiến lược của bạn bằng cách đặt ra các mục tiêu thực tế. Trả lời câu hỏi: Bạn thực sự muốn gì từ các kênh truyền thông xã hội?
Theo gerutsocial.com 2021, mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn khi thực hiện marketing qua kênh truyền thông xã hội là tăng độ nhận biết thương hiệu lên 58%. Vị trí thứ hai là mục tiêu tăng mức độ tương tác lên 41%. Ngoài ra, còn có những mục tiêu chung khác như xây dựng cộng đồng trung thành, tăng tỷ lệ chốt đơn,… Khi bạn đã liệt kê các mục tiêu của mình, hãy dành một chút thời gian để xem xét tính thực tế của chúng.
Điều bạn cần chú ý là tính thực tế. ECPVietnam khuyến khích bạn ưu tiên những mục tiêu nhỏ trước khi chuyển sang những mục tiêu lớn hơn. Dưới đây là một số mục tiêu cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
Tăng nhận thức về thương hiệu
Tuy không thể phủ nhận vai trò của PR và nội dung quảng cáo, nhưng bây giờ là lúc để bạn truyền tải thông điệp quảng cáo của mình một cách tự nhiên hơn, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài.
Điều bạn cần làm là tập trung vào nội dung nhấn mạnh tính cách thương hiệu và giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng. Các bài viết chia sẻ kiến thức chuyên sâu, câu chuyện thương hiệu, khách hàng thành công (case study),… là hướng xây dựng nội dung mà bạn nên hướng tới.
Xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng
Tỷ lệ khách hàng tìm thấy mình trên fanpage và mua hàng thực sự là rất nhỏ. Nói cách khác, khách hàng tiềm năng sẽ không tình cờ mua hàng của bạn. Ngoài việc phải trả tiền cho quảng cáo, bạn cũng cần phải chăm chút để thiết kế một nội dung dành riêng cho việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Tăng số lượng người theo dõi
Theo dõi và cập nhật các chủ đề được người dùng quan tâm trên mạng xã hội: Bạn cần lưu ý rằng trong mỗi kênh, người dùng sẽ có những sở thích khác nhau. Nếu như LinkedIn là nơi các công ty tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, chia sẻ văn hóa doanh nghiệp, đăng tin tuyển dụng,… thì Facebook “sôi nổi” và nhiều hoạt động hơn hẳn. Tại đây, bạn có thể tạo các mini game để tương tác với khách hàng.
Để nắm bắt được bức tranh toàn cảnh và hiểu người dùng đang nói gì, hãy theo dõi các xu hướng, sự kiện xã hội, từ khóa, hashtag. Một khi bạn đã bắt được, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Tăng lưu lượng truy cập trang web thông qua content marketing
Việc tăng traffic truy cập trang web luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp. Điều hướng đến trang web từ mạng xã hội không khó. Bạn lưu ý điền đầy đủ các thông tin trong phần mô tả doanh nghiệp, đặc biệt là đường dẫn trang web. Đồng thời, trong bài viết, trong phần chữ ký, bên cạnh email, số điện thoại, liên kết trang web cũng cần được chèn. Trong các bài đăng trên fanpage, bạn có thể đặt nút kêu gọi hành động.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng landing page bằng cách liên kết với mạng xã hội của mình. Có thể thấy rằng các trang web, landing và mạng xã hội tạo thành một vòng tròn khép kín hỗ trợ điều hướng lưu lượng truy cập lẫn nhau. Bạn cũng cần ghi nhớ điều này khi xây dựng các landing page content marketing của mình!
Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
Biết rằng bạn đã có đối tượng mục tiêu, nhưng hãy nhớ rằng những đối tượng đó sẽ biến động theo thời gian. Do đó, khi quyết định lập chiến lược, bạn cần nghiên cứu vấn đề này.
Trên thực tế, chỉ 55% marketer sử dụng dữ liệu xã hội để hiểu rõ hơn về khách hàng của họ. Số liệu này tạo cơ hội cho bạn thống kê để tìm hiểu. Ngoài việc sử dụng dịch vụ nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, bạn có thể sử dụng các công cụ tích hợp sẵn trên mạng xã hội (như Facebook Insight, Youtube Analytics, LinkedIn Analytics).
Khách hàng trên các kênh khác nhau sẽ có những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn nên tạo content marketing cho các trang mạng xã hội khác riêng biệt.
Các chỉ số cần lưu ý
- Reach: lượt tiếp cận.
- Clicks: lượt nhấp vào bài post. Đây là số lần nhấp vào nội dung hoặc tài khoản của bạn. Theo dõi số lần nhấp trên mỗi chiến dịch là điều cần thiết để hiểu điều gì thúc đẩy sự tò mò hoặc khuyến khích mọi người mua hàng.
- Engagement: lượt tương tác (like, share, comment…).
- Organic và paid likes: lượt thích tự nhiên (organic) và lượt thích tốn phí (chạy quảng cáo).
Một số gợi ý content marketing cho các kênh mạng xã hội năm 2022
Stories: Tận dụng hiệu ứng FOMO (nỗi sợ bỏ lỡ những điều thú vị) của người dùng, bạn có thể triển khai content dạng stories (text, hình ảnh, video). Khi người dùng có quan tâm đến thương hiệu (đã like, follow) lướt stories thì sẽ bắt gặp bài post của bạn, điều này giúp khắc sâu hình ảnh thưởng hiệu vào tâm trí của người dùng.
“Nhân tính hóa” content: hãy cho khách hàng nhìn thấy khía cạnh “con người” trong nội dung của bạn thông qua việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong các bài post và tin nhắn inbox tư vấn. Để áp dụng hiệu quả và triệt để vấn đề này, bạn cần xây dựng bộ quy định content guideline càng sớm càng tốt.
Bạn đã có thêm ý tưởng mới cho chiến dịch content marketing các kênh mạng xã hội năm 2022 chưa? Nếu bạn đang cần tham khảo các dịch vụ tư vấn, triển khai content marketing, inbound marketing, hãy liên hệ ngay cho ECPVietnam theo hotline: 0982036296 – 0945945225.