Những trang web vi phạm bản quyền thông tin không chỉ bị Google hạn chế lượt hiển thị mà chúng còn đối mặt với nguy cơ “chặn” nguồn thu quảng cáo từ Adsense trong tương lai.
Mới đây, tại hội thảo trực tuyến “Kỹ năng xuất bản nội dung và bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí trên nền tảng công nghệ số” do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Google Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức, đại diện Google cho biết họ đã gỡ khoảng 4 tỷ trang web vi phạm bản quyền và mỗi ngày có khoảng 2 triệu trang web như thế bị xử lý. Đã có hơn 80.000 trang web vi phạm không ưu tiên hiển thị hoặc hiển thị rất thấp trên công cụ tìm kiếm. Đây là một trong những quyết định mạnh tay mà hãng công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới này xử lý nhằm chống lại tình trạng vi phạm bản quyền trên không gian mạng.
Chia sẻ về các nguyên tắc, biện pháp, cách thức giải quyết xử lý, chống vi phạm bản quyền của Google, ông Jean Jacques Sahel, Trưởng nhóm thông tin và chính sách nội dung cho biết:
Nguyên tắc 1: Chất lượng nội dung
Google luôn đảm bảo cho người dùng truy cập các thông tin hợp pháp. Mục tiêu của Google khi đưa ra các nền tảng chính là cung cấp cho người dùng những trải nghiệm và có nguồn thu từ hoạt động sáng tạo.
Ông cũng đề cập đến một tín hiệu khá vui đó chính là người dùng hiện nay đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các nội dung tính hợp pháp thay vì những nội dung vi phạm, không có bản quyền bởi vì các nội dung hợp pháp, có bản quyền ngày càng cung cấp nhiều hơn trên internet.
Nguyên tắc 2: Hạn chế nguồn thu và lượt tiếp cận
Không chỉ hạn chế mức độ hiển thị trên mạng, các trang web vi phạm bản quyền còn bị “cắt” nguồn thu từ quảng cáo. Ông Jean Jacques Sahel nhấn mạnh, khi Google đã nhận được các thông báo yêu cầu đề nghị gỡ bỏ vì vi phạm, các trang web vi phạm bản quyền sẽ bị đưa vào “danh sách đen” và sẽ không nhận được quảng cáo từ Adsense trong tương lai. Ngoài ra, Google cũng sẽ gỡ bỏ những quảng cáo bị nghi ngờ đang quảng cáo cho các trang web vi phạm bản quyền.
Nguyên tắc 3: Đầu tư tài chính để xử lý vi phạm bản quyền
Hiện môi trường internet vô cùng rộng lớn với hàng tỷ website và số lượng các trang web mới tăng lên đáng lên chóng mặt mỗi giờ. Theo báo cáo, mỗi ngày Google đã đầu tư hàng trăm triệu USD để có thể giải quyết hàng triệu trường hợp vi phạm bản quyền với quy mô lớn.
Nguyên tắc 4: Minh bạch, công khai trong từng quyết định
Mặt khác, Google cũng có phương thức để không xử lý sai những trường hợp lạm dụng báo cáo khiếu nại giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh. Hãng này cũng luôn đảm bảo tính minh bạch, các nguyên gỡ bỏ và chính sách xử lý vi phạm bản quyền.
Nguyên tắc 5: Quy định thời gian xử lý vi phạm
Đại diện Google thông tin, đến nay hãng đã gỡ bỏ kết quả tìm kiếm khoảng 4 tỷ trang web vi phạm bản quyền và mỗi ngày có khoảng 2 triệu trang web vi phạm như thế bị xử lý. Trung bình thời gian xử lý các trường hợp vi phạm từ khi nhận được khiếu nại của người yêu cầu đến khi giải quyết khoảng 6 tiếng. Hãng này tính toán đã có khoảng 95% trong số các yêu cầu đều đã được gỡ ngay lập tức, 5% còn lại chưa được gỡ bỏ ngay là do khiếu nại giả tạo.
Tuy nhiên, đại diện Google cũng nhấn mạnh, để xử lý vi phạm bản quyền thông tin, trước hết hãy liên hệ với trang web đưa thông tin vi phạm. Google chỉ gỡ bỏ những thông tin vi phạm trên nền tảng của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là các thông tin vi phạm đó sẽ được loại bỏ hoàn toàn trên internet. Do đó, các đơn vị bị vi phạm phải liên hệ đến chính các trạng vi phạm bản quyền để gỡ bỏ từ gốc nguồn thông tin đưa lên.
Như vậy hội thảo chính là tiếng chuông cảnh tình cho bất cứ website nào đã và đang có ý định cung cấp những thông tin vi phạm bản quyền trên môi trường internet nhưng vẫn muốn kiếm doanh thu từ việc quảng cáo.
Nguồn: Tổng hợp