Tin tức

Những kiến thức Digital Marketing căn bản giúp tiếp cận khách hàng

Digital Marketing là một thuật ngữ thông dụng, được các chủ doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Song, Digital Marketing là gì? Nó mang lại những lợi ích như thế nào?

7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing

Trước khi quyết định đầu tư thời gian và nguồn lực vào kinh doanh online, điều quan trọng nhất bạn cần trang bị kiến thức về Digital Media và cách tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả:

Bạn có thể lựa chọn và áp dụng một hoặc nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau vào hoạt động kinh doanh của mình.

Kiến thức cơ bản về Digital Marketing

1. Thiết kế website

Trang web là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh online, có thể hiểu website như bộ mặt của cả doanh nghiệp. Từ cấu trúc, màu sắc, thiết kế cho đến bố cục, nội dung đều tác động đến thương hiệu và cảm nhận khách hàng về doanh nghiệp bạn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn nhấn mạnh website phải phản ánh chính xác phong cách và tính thương hiệu của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu mới nhất, 48% người dùng online quyết định độ tin cậy của doanh nghiệp trên cơ sở thiết kế website, 94% người dùng sẽ thoát khỏi trang web có thiết kế và bố cục kém chất lượng.

Thiết kế trang web của Arngren nó rất hỗn độn và bố cục không rõ ràng.

Tối ưu cho website

Tối ưu cho website là hoạt động điểm mấu giúp website doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên kết quả của công cụ tìm kiếm.

Từ thiết kế đến bộ từ khóa, SEO… và trong việc tối ưu website, bạn cần lưu ý:

Trang web của bạn phải nhanh

Theo một nghiên cứu, 53% người dùng sẽ không quay lại website nếu sau 3 giây họ không thấy gì trên website.

Tăng cường bảo mật cho website:

Website của bạn cần có SSL. Không chỉ giúp người dùng tránh được nguy hiểm khi tương tác với website không rõ ràng, mà nó còn giúp nâng cao xếp hạng (rank) trang web của bạn.

Website của bạn cần phải thân thiện trên thiết bị di động

Hầu hết người dùng hiện nay truy cập trang web bằng điện thoại. Vì vậy, không có gì lạ khi website trên di động của bạn phải được tối ưu hóa và trực quan như khi truy cập bằng máy tính.

Cấu trúc trang web dễ sử dụng

Trang web phải cấu trúc giúp người dùng thao tác dễ dàng. Trang web nên được gắn thẻ và nhãn để người dùng có thể tìm thấy thứ họ muốn dễ dàng.

Thay đổi thiết kế website thường xuyên

Nếu bạn nghĩ thiết kế website chỉ diễn ra một lần; hãy suy nghĩ lại. Bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới và nâng cấp thiết kế website của bạn để luôn hoạt động tốt và có xếp hạng (rank) cao trên công cụ tìm kiếm.

2. Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO)

Sau khi tạo xong một website hoàn chỉnh, việc cần làm tiếp theo của bạn là làm sao để khách hàng tìm thấy bạn. Một trong những kiến thức về Digital Marketing đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Theo nghiên cứu của Hubspot, 81% người mua sắm sẽ tìm kiếm thông tin món hàng muốn mua trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Khi khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ, rất có thể họ sẽ tìm kiếm trên Google trước. Để được tìm thấy trong số hàng triệu kết quả tìm kiếm, trang web của bạn phải được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, v.v.)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đảm bảo website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên khi ai đó nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào thanh tìm kiếm.

Tối ưu Công cụ tìm kiếm (SEO)

3. Quảng cáo truyền thông xã hội

Quảng cáo truyền thông xã hội là sử dụng các nền tảng truyền thông để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức về tiếp thị kỹ thuật số, hãy bắt đầu với tiếp thị truyền thông xã hội.

Một trong những lợi thế chính của quảng cáo trên các kênh xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn… là bạn có thể chọn đúng đối tượng mục tiêu.

Theo nghiên cứu của Hubspot, 92% chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị nói rằng phương tiện truyền thông xã hội rất quan trọng đối với kết quả kinh doanh của họ.

Quảng cáo mạng xã hội

4. Quản lý truyền thông xã hội

Mạng truyền thông xã hội cho phép bạn quản lý tất cả các hồ sơ của bạn (Facebook, Instagram, Twitter,..) trên cùng một nền tảng.

Quản lý truyền thông xã hội giúp bạn tương tác trực tuyến theo cách tốt hơn.  Nói một cách đơn giản, nó hợp lý hóa theo cách bạn tham gia vào các cuộc hội thoại trên các nền tảng khác nhau – blog, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter,..) và thậm chí cả cộng đồng trực tuyến.

5. Email Marketing

Hiện nay, 82% doanh nghiệp B2B và B2C sử dụng email marketing. Bởi vì:

  • Với mỗi 1$ chi tiêu cho tiếp thị qua email marketing sẽ tạo trung bình 38$
  • Trên 34% người dân trên toàn thế giới đều sử dụng email

Đây cũng chính là lý do mà Email Marketing đang dần trở nên phổ biến, hữu ích và cạnh tranh hơn so với các công cụ khác.

6. Quảng cáo PPC (Pay Per Click)

PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn

Ngoài Google Ads, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến.

  • 64,6% số người nhấp vào quảng cáo Google khi họ đang tìm mua một thứ gì họ cần.
  • Trong số các công ty sử dụng quảng cáo PPC: 84% sử dụng Facebook làm nền tảng, 41% sử dụng Google và 18% sử dụng LinkedIn.

Bởi vậy, để có thể biết nền tảng nào mang lại lượt chuyển đổi mua hàng cao cho sản phẩm/ dịch vụ, chúng ta cần so sánh giữa các kênh thông qua các báo cáo trực quan.

7. Content Marketing

Khi nói đến những kiến thức về Digital Marketing, một trong những thứ không thể thiếu là Content Marketing.

Content Marketing là phương pháp tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị và liên quan để lôi kéo và duy trì đối tượng khách hàng một cách tự nhiên và cuối cùng dẫn khách hàng đến việc mua hàng.

Bên cạnh đó, việc cung cấp những nội dung liên quan, hữu ích, có chất lượng cao sẽ là một giải pháp tốt để tạo mối quan hệ với các khách hàng, đồng thời tạo niềm tin, giữ chân được các khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.

Content Marketing

Nội dung này có thể là bài viết trên blog, bài viết fanpage, bản tin email, tài liệu/báo cáo nghiên cứu, infographics, video, tạp chí điện tử, sách điện tử,…

Kết Luận

Hầu hết các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là bạn cần các chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng trong từng lĩnh vực Digital marketing bao gồm: SEO, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, v.v.

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu được những kiến thức cơ bản về digital marketing. Đây là một lĩnh vực đang phát triển không ngừng, bạn cần có sự hiểu biết đầy đủ để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

Tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp truyền thông online cho doanh nghiệpECPVietnam luôn không ngừng nỗ lực, cải thiện để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Liên hệ ngay với ECPVietnam để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguồn: Sưu tầm

ecpvn

Recent Posts

7 hình thức marketing truyền miệng quen thuộc mà bạn có thể không ngờ đến

Marketing truyền miệng luôn là một công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu xây dựng…

3 tháng ago

Khủng hoảng truyền thông: Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý hiệu quả

Khủng hoảng truyền thông là một trong những thách thức lớn mà bất kỳ doanh…

3 tháng ago

Rebranding: Làm mới thương hiệu để bứt phá trên thị trường

Rebranding có thể là một chiến lược quan trọng để giúp doanh nghiệp bứt phá…

3 tháng ago

9 cách phân tích khách hàng – Consumer Analysi quan trọng CEO phải biết

Để đạt được thành công và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải có…

5 tháng ago

YouTube Analytics 2024: Top 15 chỉ số đo lường quan trọng bạn cần biết

YouTube Analytics cung cấp một loạt các chỉ số đo lường giúp bạn hiểu rõ…

5 tháng ago

Google tung bản cập nhật thuật toán lớn nhất thập kỷ: Nhiều website tụt rank, giảm traffic

Thứ hạng và traffic của nhiều website đang tụt giảm đáng kể trong thời gian…

5 tháng ago