Marketing bản địa hóa – Tiếp cận khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn

Marketing bản địa hóa là phương pháp giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở thị trường mới một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp tiếp cận khách hàng thân thiện này qua bài viết dưới đây.

Marketing bản địa hóa là gì?

Marketing bản địa hóa (localized marketing) là việc tiếp thị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với văn hóa, ngôn ngữ của một địa phương, một quốc gia nhất định. Việc marketing bản địa hóa sẽ giúp khách hàng trong khu vực đó cảm thấy thân thiện, quên thuộc hơn và dễ sử dụng.

Marketing bản địa hóa - Tiếp cận khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hướng tới toàn cầu hóa, các chiến lược marketing bản địa hóa sẽ ảnh hưởng phần lớn đến kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Bởi khi thực hiện marketing bản địa hóa sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được nhiều trở ngại và tránh được nhiều sai lầm khi mới tham gia vào một thị trường hoàn toàn mới.

Các chiến lược marketing bản địa hóa sẽ phụ thuộc vào đặc thù sản phẩm và mục đích của doanh nghiệp cũng như thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên, vẫn có những thành tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ để tham gia vào thị trường mới. Đó là: 

– Nắm được và hiểu rõ những đặc điểm của khách hàng.

– Thấu hiểu văn hóa địa phương nơi đó.

– Từ đó, phác họa sơ lược nhu cầu của khách hàng cụ thể hơn.

Marketing bản địa hóa - Tiếp cận khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn

Thêm vào đó, để đảm bảo marketing bản địa hóa có thể thành công, doanh nghiệp cần một chiến lược cơ bản gồm những đầu việc sau:

– Dịch nội dung tiếp thị sang ngôn ngữ phù hợp với thị trường mục tiêu (tiếng địa phương, ngôn ngữ khác).

– Lựa chọn phong cách, bố cục các ấn phẩm marketing sao cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng mục tiêu.

– Điều chỉnh thiết kế, hình ảnh, video, màu sắc… sao cho phù hợp với truyền thống, văn hóa của địa phương.

– Điều chỉnh giá thành sản phẩm, đơn vị thanh toán để phù hợp với địa phương.

– Lựa chọn quảng cáo tại những kênh truyền thông được ưa chuộng tại thị trường đó.

– Bản địa hóa những thông tin quan trọng như: thông tin liên lạc, địa chỉ, số điện thoại… của doanh nghiệp.

– Đảm bảo các chiến dịch marketing online và offline đều phù hợp với quy định và văn hóa tại địa phương.

Lợi ích của marketing bản địa hóa

Doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích quan trọng khi thực hiện đúng một chiến lược marketing bản địa hóa.

Tiếp cận khách hàng một cách phù hợp

Marketing bản địa sẽ giúp mang đến cho khách hàng những thông điệp rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp đến với khách hàng. Những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được tiếp thị tới khách hàng bằng ngôn ngữ bản địa sẽ tạo sự hiệu quả hơn cả khi đây là điểm chạm văn hóa dễ được yêu thích nhất.

Với việc sử dụng tiếng địa phương vào các chiến dịch marketing, khách hàng sẽ dễ dàng tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhanh hơn và đơn giản hơn.

Marketing bản địa hóa - Tiếp cận khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn

Tăng doanh số sản phẩm

Marketing bản địa sẽ giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh tốt hơn và tăng nhanh doanh số. Khi đã thực hiện marketing bản địa hóa thành công, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường sẽ được đón nhận với hiệu quả cao. Từ đó, doanh số sản phẩm sẽ được đảm bảo.

Nâng cao lợi thế cạnh tranh

Nếu chiến lược marketing bản địa hóa hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh với những sản phẩm bên ngoài và cả những sản phẩm địa phương. Sản phẩm của bạn thân thiện và chiếm được tình cảm của người tiêu dùng là lợi thế vô cùng to lớn.

Kết luận

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, marketing bản địa hóa sẽ là xu hướng không thể bỏ qua. Hơn nữa, marketing bản địa hóa còn rất hữu ích khi doanh nghiệp muốn tiến vào một thị trường ở một khu vực khác tại chính quốc gia của mình.

Nguồn: Tổng hợp.