Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen online của người dùng. Đồng thời, các hoạt động tiếp thị, quảng bá và kinh doanh sản phẩm của các thương hiệu cũng dần có nhiều sự dịch chuyển mới. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu những xu hướng marketing phát triển mạnh trong thời điểm nửa cuối năm 2021.
Khi thị trường quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Instagram đang dần bão hòa hơn, hình thức quảng cáo thông qua TikTok được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh. Với lượng người dùng lớn cùng những khả năng viral cao, Tiktok ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư.
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp thường tận dụng nền tảng này để lan tỏa các chiến dịch quảng bá thương hiệu cách kết hợp với nhiều KOL, tạo các challenge trong chiến dịch và kêu gọi người dùng tham gia. Đây quả thực là phương án thực thi vô cùng hiệu quả, đảm bảo khả năng được hưởng ứng cao bởi việc sử dụng Tiktok để tạo video vô cùng dễ dàng và tiện lợi cho người dùng. Có thể thấy, tiềm năng của việc quảng cáo trên Tiktok là rất lớn và đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có target audience là các khách hàng thuộc thế hệ Z – nhóm người dùng chủ yếu của Tiktok.
Xu hướng quảng cáo qua Stories dần trở nên phổ biến trong những năm gần và được đánh giá là sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư bởi những ưu điểm của tính năng này. Stories là tính năng cho phép đăng tải những hình ảnh, video với thời gian trình chiếu ngắn và sẽ biến mất trong 24 giờ. Stories hiện đã được ứng dụng và vô cùng phổ biến trên Instagram & Facebook.
Hiện nay, các nội dung chủ yếu mà Stories đăng tải bao gồm: giới thiệu, ra mắt sản phẩm mới, triển khai chiến dịch, quà tặng từ thương hiệu và thậm chí là mã giảm giá độc quyền… Bên cạnh đó, Stories còn có tính năng “Vuốt lên để xem” để khách hàng có thể truy cập ngay vào trang website, blog đang được quảng cáo, giúp gia tăng tỷ lệ truy cập cho các nền tảng tiếp thị của doanh nghiệp.
Làm thế nào để đảm bảo gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tự động của nhóm khách hàng tiềm năng thu được từ quảng cáo là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Theo chia sẻ từ chuyên gia Facebook, 62% người dùng tại Việt Nam quen với việc tương tác Chatbot để hỏi trao đổi và nắm bắt các thông tin cơ bản về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hiện nay, ngày càng nhiều đơn vị ứng dụng Chatbot vào các nền tảng trực tuyến của mình với mục đích gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Công cụ này có thể có thể thay thế nhân viên trực chat trả lời khách hàng khi không trong giờ làm việc, reply lại các tin nhắn nhanh chóng trong thời gian sớm nhất có thể.
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua hàng của rất nhiều người. Các khách hàng dần chuyển sang hình thức mua sắm Online thay cho hình thức mua hàng trực tiếp tại shop. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch và các lệnh giãn cách xã hội, các thương hiệu cũng có sự chuyển hướng trong việc quảng bá sản phẩm và tương tác với khách hàng.
Cụ thể các event, sự kiện giảm giá,… dần được chuyển sang tổ chức theo hình thức Livestream để đảm bảo được sự tương tác trực tiếp với khách hàng. Có thể thấy, Livestream có những ưu điểm vượt trội về khả năng tương tác và phản hồi nhanh chóng giữa người bán hàng và khách hàng. Đồng thời, hình thức này được khách hàng đánh giá là tạo cảm giác tin tưởng, chân thật cũng như vô cùng tiện lợi, không phải đến trực tiếp cửa hàng nhưng vẫn nắm bắt được thông tin mới cùng các cơ hội mua sắm với mức giá ưu đãi.
Chính vì vậy, Livestream được đánh giá là tương lai của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Theo dự báo giai đoạn 2021 – 2025, livestream bán hàng sẽ tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam. Điều chủ doanh nghiệp cần làm lúc này là đảm bảo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ livestream chuyên nghiệp.
Năm 2021 được đánh giá là năm bùng nổ của Thương mại Mạng xã hội (Social Commerce) với sự ra mắt các tính năng hỗ trợ kinh doanh và mua hàng của các “ông lớn” như Instagram, Facebook. Cụ thể, Instagram cho phép thêm thẻ sản phẩm và hỗ trợ thanh toán dễ dàng mà không cần rời khỏi nền tảng. Đồng thời, bạn cũng có thể thiết lập “Cửa hàng” trên Facebook và người dùng có thể mua hàng ngay trên nền tảng này.
Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ chuyển đổi từ Referral Marketing trên Social Commerce cao hơn 30% và có giá trị vòng đời khách hàng cao hơn 16% so với những kênh quảng cáo khác. Vì thế, để tận dụng xu hướng này nhằm đạt doanh thu cao vào cuối năm, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ hệ thống vận hành, quản lý tin nhắn, bán hàng trên các trang mạng xã hội.
Xem thêm: Gợi ý chiến lược marketing cá nhân hóa hiệu quả cho doanh nghiệp
Trên đây là những chia sẻ của ECPVietnam về 5 xu hướng Marketing nổi bật trong những tháng cuối năm 2021. Quý khách hàng có nhu cầu triển khai các chiến dịch Online Marketing cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0982 036 296 hoặc website ecpvn.com để được tư vấn cụ thể.
Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…
Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…
Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…
Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…
Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…