Blockchain được xem là “chìa khóa” chuyển đổi và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Vậy công nghệ blockchain là gì? Và các ứng dụng của nền tảng này trong thực tiễn ra sao?
Blockchain (chuỗi khối) là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Công nghệ blockchain được biết đến là xu hướng công nghệ của thời đại bởi những ưu điểm sau đây:
Tất cả mọi thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý ở trong hệ thống blockchain đều được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng nhất và không thể thay đổi, giả mạo và phá vỡ. Vì thế, nếu như bạn muốn truy xuất những thông tin về giao dịch của mình hay của người khác thì bạn sẽ không bao giờ phải lo ngại về sự thiếu chính xác của dữ liệu.
Blockchain đem lại sự tin tưởng rất lớn cho người dùng, giúp họ cảm thấy an tâm hơn khi tham gia vào cộng đồng blockchain. Bởi công nghệ chú trọng đến khả năng ẩn danh người dùng. Chức năng này sẽ giúp bạn thực hiện giao dịch một cách an toàn, bảo mật mà không phải lo ngại rằng ai đó biết được danh tính của mình.
Khác với giao dịch truyền thống, blockchain cho phép bạn và đối tác trực tiếp thực hiện giao dịch mà không cần tới sự xác minh của bên thứ 3, hệ thống trên blockchain sẽ là người xác nhận cho bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian giao dịch.
Nhờ chia sẻ dữ liệu minh bạch và có tính bảo mật cao, tiết kiệm chi phí và xác thực tin cậy… blockchain được biết đến như một ứng dụng không thể thiếu của Bitcoin cũng như các ứng dụng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Rất nhiều nhà quản lý hàng đầu hiện nay thừa nhận rằng, blockchain đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của ngành ngân hàng và các công ty tài chính. Nhờ tính năng hợp đồng thông minh, khách hàng có thể bỏ qua khâu trung gian, giúp tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh các giao dịch, hạn chế các rủi ro tài chính trong quá trình thanh toán, cải tiến các hệ thống quản lý thông tin công nghệ cũ…
Trong tương lai, ngành tài chính ngân hàng sẽ cân nhắc đến việc dùng blockchain để xác thực thông tin khách hàng, khả năng tín dụng, quản lý rủi ro, hạn chế rủi ro trong thanh toán; thay thế hệ thống chuyển khoản ngân hàng truyền thống.
Trong thời buổi công nghệ 4.0, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai số hoá thông tin trong quá trình quản lý dữ liệu, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Blockchain được áp dụng để quản lý tài sản và lưu trữ thông tin về sức khỏe người bệnh, quản lý kho, đơn đặt hàng, thanh toán cho các thiết bị y tế cũng như dược phẩm.
Một số ứng dụng cụ thể của blockchain trong lĩnh vực y tế:
– Theo dõi và quản lý bệnh lý (như thuốc thông minh, thiết bị đeo có thể đo các chỉ số về sức khỏe và đưa ra phản hồi) và tăng cường quản lý chất lượng.
– Quản lý chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị y tế: Theo dõi đầu vào, nguồn gốc, hạn sử dụng của các vật tư y tế.
– Tăng cường tính minh bạch và tự động hóa trong các giao dịch khám chữa bệnh; xuất xứ xét nghiệm lâm sàng; quyền sở hữu dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân.
Blockchain giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, vòng đời của nông sản. Các thông tin liên quan quản lý chất lượng, quản lý giá cả, quản lý tài chính, quản lý bán hàng cũng đều được cập nhật liên tục, công khai, minh bạch trong chuỗi blockchain. Từ đó giúp khách hàng nâng cao lòng tin đối với sản phẩm hơn.
Khi áp dụng blockchain vào giáo dục, thông tin lưu trữ trên chuỗi khối không chỉ là dữ liệu bảng điểm mà còn cả quá trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế, lịch sử tuyển dụng của từng cá nhân. Tránh trường hợp các ứng viên gian lận trong quá trình xin cấp học bổng, thăng chức…; khai gian trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỷ luật.
Không những thế, với tính năng hợp đồng thông minh, blockchain còn cho phép thực thi tự động các điều khoản trong quy chế đào tạo, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế, cải tiến những hạn chế trong quá trình giảng dạy nếu học viên có ý kiến phản hồi.
Theo nhiều chuyên gia, thị trường bán lẻ truyền thống đang dần chuyển mình sang hình thức thương mại trực tuyến. Đặc biệt là với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, vấn đề về tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng, quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng tạo nên nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Blockchain sẽ giải quyết khó khăn này bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các bên ký kết dễ dàng, liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia với chi phí tiết kiệm nhờ lược bỏ trung gian, giải pháp thanh toán cũng được gắn trực tiếp trên các website, sàn thương mại điện tử.
Bằng cách triển khai các giải pháp blockchain trên nền tảng đám mây, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tối ưu hóa các quy trình hiện có. Cùng với đó, công nghệ này giúp tăng cường bảo mật mạng, rà soát lại toàn bộ quy trình vận hành, các quy trình như chuyển vùng và quản lý danh tính trong mô hình kinh doanh. Từ đó cải thiện và phát triển dịch vụ tốt hơn.
>> Xem thêm: Chữ ký số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần chữ ký số?
Trên đây là tổng hợp các ứng dụng của blockchain trong thực tế. Hy vọng trong tương lai các ứng dụng của blockchain sẽ được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam.
Nguồn: Tổng hợp
Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…
Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…
Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…
Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…
Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…