Tin tức

Biến lượng truy cập thành doanh số bằng 8 mẹo chuyển đổi hiệu quả

Việc xây dựng trang web và tích lũy được lượng traffic cao là điều vô cùng tốt đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là việc có thể biến traffic thành đơn hàng tạo ra doanh số trực tiếp.

Tìm hiểu và xác định các điểm cản trở trong luồng dữ liệu (Bottleneck)

Trước khi bạn bắt đầu cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp, điều quan trọng là xác định những vấn đề mà doanh nghiệp đang đối diện.

Bước đầu tiên là hiểu cách mà người dùng tương tác với trang web của bạn.

Sử dụng bản đồ nhiệt (heatmap) để xác định các điểm mà người dùng thường click trên trang landing page của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể nâng cấp bản đồ cuộn trang để xác định vị trí mà người dùng thường rời khỏi trang web.

Cách hiệu quả nhất là rút ngắn trang landing page đến các điểm mà người dùng thường rời khỏi. Hoặc bạn cũng có thể thêm một nút “Gọi hành động” (CTA) vào vị trí đó để giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lượng truy cập và doanh số bán hàng.

Sau khi đã hiểu được hành vi của người dùng, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm trên trang web của mình. Các yếu tố cần thử nghiệm bao gồm thiết kế trang, CTA, nội dung và nhiều yếu tố khác. Sử dụng các thử nghiệm A/B để xác định yếu tố nào sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao

Khi mua hàng trực tuyến, người dùng không có cơ hội chạm vào và trải nghiệm trực tiếp những sản phẩm đó. Thay vào đó, cách duy nhất giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm là thông qua các hình ảnh và video trực quan trên trang web của bạn.

Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao có thể thu hút sự quan tâm của người dùng và giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật so với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực. Đảm bảo rằng các hình ảnh, video bạn sử dụng đa dạng và đầy đủ để thể hiện rõ những đặc điểm nổi bật của sản phẩm.

Thông qua việc truyền tải thông tin này, bạn không chỉ giúp khách hàng quen thuộc hơn với sản phẩm mà còn tác động đến quyết định mua sắm của họ.

Chú trọng mô tả sản phẩm

Khi xem xét việc tiếp thị cho các thương hiệu thương mại, việc giới thiệu sản phẩm một cách chất lượng là điều quan trọng để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lượng truy cập.

Điều này giúp người dùng có cái nhìn rõ ràng về những gì họ có thể kỳ vọng từ sản phẩm của bạn.

Khi bạn viết giới thiệu về sản phẩm, hãy tối ưu thông tin một cách đầy đủ nhưng không dài dòng. Hãy đảm bảo cung cấp đủ chi tiết cần thiết mà không làm cho nó trở nên lằng nhằng. Hãy luôn nhớ rằng khách hàng mục tiêu của bạn là ai.

Cách giới thiệu sản phẩm nên đáp ứng tất cả câu hỏi của khách hàng. Hãy làm nổi bật tất cả các lợi ích của sản phẩm một cách súc tích.

Có phần nhận xét của khách hàng

Các đánh giá có thể là một công cụ quan trọng để cung cấp bằng chứng về tính năng của sản phẩm đối với khách hàng của bạn. Để có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm, người dùng thường dựa vào các đánh giá và nhận xét để đảm bảo rằng sản phẩm đó đáng mua.

Để xây dựng sự tin tưởng từ khách hàng mục tiêu, việc hiển thị các đánh giá này là không thể thiếu. Vì vậy, khi bạn thiết kế trang web cho sản phẩm, hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung phần đánh giá của khách hàng và trình bày nó một cách rõ ràng để khách hàng của bạn có thể dễ dàng tìm thấy.

Đơn giản hóa quá trình mua và xác nhận đơn hàng

Nếu bạn muốn biến những lần click chuột thành đơn hàng, bạn cần đảm bảo quá trình mua hàng diễn ra một cách trơn tru và thuận tiện nhất có thể. Nếu quá trình xác nhận mua hàng có quá nhiều bước phức tạp hoặc khó hiểu, người dùng sẽ cảm thấy không thoải mái và mất hứng mua hàng.

Đối với người mới bắt đầu, hãy chắc chắn rằng bạn yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết thực sự. Những thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, số điện thoại và phương thức thanh toán là đủ.

Để đơn giản hóa quá trình điều hướng, bạn cũng có thể rút ngắn số lượng trang web mà người dùng phải trải qua để đến bước xác nhận mua hàng.

Bám sát những đơn hàng chờ trong giỏ

Chiến lược bám sát đơn hàng chờ trong giỏ là một phương pháp hiệu quả để chuyển đổi lượng truy cập thành đơn hàng. Bởi những sản phẩm tồn tại trong giỏ hàng là những thứ khách hàng đã có nhu cầu và có ý định mua hàng. Bằng cách theo dõi và tương tác với những đơn hàng chưa hoàn thành, bạn có thể khuyến khích khách hàng hoàn tất giao dịch, cải thiện trải nghiệm của họ, giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng. Đồng thời, việc này cung cấp thông tin quý báu về hành vi của người dùng, giúp bạn tối ưu hóa trang web và kế hoạch bán hàng của mình. Tuy nhiên, cần phải thực hiện cẩn thận để tránh làm phiền khách hàng và duy trì một trải nghiệm tích cực.

Hỗ trợ thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau

Phương thức thanh toán trên website của bạn có thể là nhân tố quan trọng để tăng tỉ lệ chuyển đổi từ lượng truy cập. Ví dụ như, bạn chỉ cho phép khách hàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Nếu như họ không có thẻ ngân hàng, dù cho họ có muốn mua đến thế nào, họ cũng không thể mua được.

Vậy nên, việc đưa ra nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ rất cần thiết nếu bạn muốn tăng tỉ lệ chuyển đổi, hay tăng doanh số. Đây là một số hình thức thanh toán khác nhau mà bạn có thể áp dụng:

  • Thanh toán bằng tiền mặt
  • Trả bằng ví điện tử (Momo, Paypal…)
  • Thẻ quà tặng
  • Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng

Tối ưu trải nghiệm trên các thiết bị khác nhau

Một trong những định hướng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thương mại là sự dịch chuyển mạnh mẽ đến các thiết bị di động.

Đa phần người dùng hiện nay đang ưa chuộng việc sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch mua sắm và thanh toán. Trong trường hợp trang web của bạn chưa được tối ưu hoá cho trải nghiệm trên thiết bị di động, khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ bị hạn chế.

Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là đảm bảo trang web của bạn có phiên bản dành riêng cho trình duyệt trên thiết bị di động. Điều này cần phải xem xét đến sự đa dạng của người dùng, có người sử dụng máy tính bảng, có người sử dụng điện thoại thông minh. Không cần quá quan tâm đến kích thước màn hình, quan trọng là trang web của bạn cần linh hoạt để hiển thị hợp lý trên mọi kích thước.

Không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, việc này còn ảnh hưởng tích cực đến việc tối ưu hóa công việc SEO trên trang web của bạn. Nếu có khả năng tài chính, bạn cũng nên xem xét việc phát triển một ứng dụng độc lập dành riêng cho thương hiệu của bạn. Điều này không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng, mà còn góp phần tăng cường sự trung thành từ phía khách hàng.

Trên đây là 8 cách giúp bạn có thể biến lượng truy cập hàng ngày từ website của bạn trở thành những đơn hàng với doanh thu thực tế cho doanh nghiệp. Hãy tham khảo và lựa chọn những cách phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Nguồn: Tổng hợp.

ecpvn

Recent Posts

7 hình thức marketing truyền miệng quen thuộc mà bạn có thể không ngờ đến

Marketing truyền miệng luôn là một công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu xây dựng…

3 tháng ago

Khủng hoảng truyền thông: Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý hiệu quả

Khủng hoảng truyền thông là một trong những thách thức lớn mà bất kỳ doanh…

3 tháng ago

Rebranding: Làm mới thương hiệu để bứt phá trên thị trường

Rebranding có thể là một chiến lược quan trọng để giúp doanh nghiệp bứt phá…

3 tháng ago

9 cách phân tích khách hàng – Consumer Analysi quan trọng CEO phải biết

Để đạt được thành công và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải có…

5 tháng ago

YouTube Analytics 2024: Top 15 chỉ số đo lường quan trọng bạn cần biết

YouTube Analytics cung cấp một loạt các chỉ số đo lường giúp bạn hiểu rõ…

5 tháng ago

Google tung bản cập nhật thuật toán lớn nhất thập kỷ: Nhiều website tụt rank, giảm traffic

Thứ hạng và traffic của nhiều website đang tụt giảm đáng kể trong thời gian…

5 tháng ago