Vấn đề bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu tại các doanh nghiệp cần được chú trọng một cách tối đa bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển doanh nghiệp đó. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, nguy cơ bị đánh cắp thông tin hay bị tấn công bởi tin tặc càng là không hề nhỏ.
Website được ví như “gương mặt đại diện” của doanh nghiệp, là công cụ để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, trong quá trình quản trị web hoặc đăng ký domain để sử dụng các dịch vụ, rất khó tránh khỏi những lỗ hổng trong bảo mật. Từ đó các hacker sẽ dễ dàng tấn công website của bạn.
Công tác bảo mật luôn cần được quan tâm trong quá trình thiết kế cũng như quản trị trang web. Nếu website bị hack, thiệt hại cho doanh nghiệp và người dùng sẽ rất khó lường:
Xem thêm: 9 hình thức tấn công đe dọa an toàn website bán hàng
Chứng chỉ SSL là tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Nhờ có liên kết này, các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật, riêng tư và an toàn.
Khi chứng chỉ bảo mật SSL được cài trên server website của doanh nghiệp, các khách hàng có thể xác minh được tính tin cậy, xác thực của website, đảm bảo mọi dữ liệu của website và mọi thông tin trao đổi giữa khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị bên khác can thiệp.
Cơ chế bảo mật của SSL dựa trên việc mã hóa thông tin giữa trình duyệt website và server nhằm bảo vệ mọi thông tin trên website. Việc cài đặt chứng chỉ SSL còn góp phần tăng thứ hạng tìm kiếm cho trang web của bạn.
Một số trang web đòi hỏi số lượng người quản trị lớn, cùng tham gia xây dựng website với những vai trò khác nhau từ content tới code. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bảo mật website. Việc doanh nghiệp cần làm là phân quyền một cách hợp lý để những người tham gia quản trị chỉ có khả năng chỉnh sửa thông tin đúng theo vai trò công việc của họ.
Các tài khoản khác nhau cần được giới hạn quyền admin để đảm bảo các thành viên không sử dụng toàn bộ quyền hạn của website, gây hỗn loạn trong việc quản trị chung.
Tường lửa website (Web Application Firewall – WAF) là một lớp phòng thủ hiệu quả, bảo vệ máy chủ web tránh khỏi những hình thức tấn công phổ biến như XSS, SQL injection, Buffer Overflow.
Để bảo vệ website, hệ thống tường lửa sẽ sàng lọc và phân loại các luồng traffic, tự động phân tích các lỗ hổng bảo mật có thể bị xâm nhập. Từ đó phát hiện và ngăn chặn các luồng traffic được cho là độc hại, chống lại các code độc và sự tấn công của các hacker hoặc virus. Dữ liệu được bảo vệ và tự động đồng bộ hóa lên các đám mây hệ thống, giúp đảm bảo thông tin không bị lộ ra ngoài.
DDOS là viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service, nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Đây là một phương pháp tấn công đến server chứa website bằng cách sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để đánh sập server. Hiện tượng tấn công DDOS xảy ra khi có rất nhiều truy cập vào website của bạn cùng 1 lúc, làm cho website bị gián đoạn dịch vụ, không sử dụng được server. Đối tượng tấn công DDOS có thể lợi dụng quyền kiểm soát máy tính của bạn để gửi các dữ liệu, các yêu cầu đến một trang web hoặc một địa chỉ email nào đó.
Để xử lý vấn đề này, đối với máy chủ, doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau:
+ Lựa chọn dịch vụ hosting uy tín để được cung cấp những nguồn tài nguyên, cấu hình website phù hợp và có độ bảo mật cao, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra tấn công DDOS.
+ Thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập của website để nhận biết được dấu hiệu bất thường. Lượng truy cập web tăng đột biến được xem là nguy cơ của một cuộc tấn công DDOS.
+ Mở rộng băng thông dự phòng lớn hơn mức băng thông của trang web hiện tại để tăng thêm thời gian chuẩn bị, thao tác nếu máy chủ không may bị tấn công.
+ Giới hạn số lượng truy cập vào trang web nhằm làm chậm quá trình tấn công của hacker.
Nên kết hợp các biện pháp bảo vệ trang web cùng những công cụ hỗ trợ bảo mật website dưới đây:
+ Nmap: công cụ bảo mật miễn phí được sử dụng cho rất nhiều hệ điều hành như Windows, Mac OS X, Linux,…, có tác dụng vượt qua bộ lọc IP, tường lửa và các hệ thống để xử lý lỗ hổng bảo mật của website,
+ SQLmap: công cụ miễn phí, có khả năng tự động xử lý các IP lạ cố truy cập vào trang web của bạn bảo vệ chặt chẽ dữ liệu trang web.
+ Netsparker: Công cụ phát hiện lỗ hổng bảo mật tự động bao gồm phiên bản miễn phí và có trả phí, có khả năng phát hiện các lỗ hổng website cơ bản như SQL Injection, Cross-site Scripting (XSS), File Inclusion…
+ Burp Suite: Công cụ bảo mật website giúp thu thập thông tin và tiến hành tự động truy quét trên trang web để tìm ra lỗ hổng bảo mật ngay khi chúng xuất hiện.
Với đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình viên chuyên nghiệp, có trình độ từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, dịch vụ thiết kế – quản trị website tại ECP Vietnam đem tới cho quý khách hàng website bán hàng chuyên nghiệp, có tính bảo mật cao với mức giá chỉ từ 5 triệu đồng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 024.6260.2736 để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp
Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…
Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…
Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…
Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…
Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…