Tin tức

Nâng cao hiệu quả truyền thông với 5 chiến thuật tâm lý này

Tâm lý người tiêu dùng là một trong những yếu tố tiên quyết để họ đưa ra những quyết định mua sắm. Vậy nên, doanh nghiệp tận dụng được 5 chiến thuật tâm lý này sẽ giúp hiệu quả truyền thông được nâng cao.

Tập trung sáng tạo ý tưởng giàu cảm xúc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Đối với người tiêu dùng, tác động lên mặt cảm xúc và tâm lý của họ sẽ có hiệu quả hơn việc thể hiện ra tính năng, công dụng hay cách hoạt động của sản phẩm. Vậy nên, đối với ngành quảng cáo, tập trung vào lợi ích (đến từ yếu tố tâm lý) sẽ được ghi nhớ hơn so với các tính năng…

Điển hình như khi nhắc đến một chiếc laptop, bạn thường ấn tượng thông qua các đặc điểm như độ nặng – nhẹ, có tiện mang theo không, bộ nhớ máy tính được bao nhiêu… thay vì cách thức hoạt động của nó.

Vậy nên, để các chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp nên tập trung sáng tạo ra những ý tưởng giàu cảm xúc dựa vào tâm lý chung của người tiêu dùng.

Khuyết điểm “dát vàng”

Người tiêu dùng thường được trang bị rất nhiều kiến thức trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Vậy nên, họ có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc cho các nhãn hàng về những thông tin họ được nhận từ các chiến dịch truyền thông. Khi đó, tận dụng tốt hiệu ứng tâm lý Pratfall để marketing một cách khéo léo về những khuyết điểm của sản phẩm, điều này sẽ ghi điểm rất lớn cho khách hàng.

(Hiệu ứng tâm lý Pratfall là khi bạn mắc phạm phải một sai lầm nào đó trong phạm vi cho phép, bạn sẽ giống những người bình thường hơn thay vì hình tượng hoàn hảo khiến người khác khó tiếp cận. Với hiệu ứng này, bạn sẽ tạo được thiện cảm và dễ được thương mến hơn.)

Một trong những ví dụ điển hình của chiến thuật tâm lý này là quảng cáo của hãng xe ô tô  Volkswagen vào năm 1960. Tại thời điểm đó, Volkswagen đã cho ra mắt mẫu quảng cáo tập trung vào những khuyết điểm của sản phẩm. Thương hiệu đã cho đăng tải quảng cáo với duy nhất một hình ảnh chiếc xe cùng dòng tiêu đề “Lemon” và bên dưới là phần giới thiệu về lỗi nhỏ ở nội thất của xe. 

Từ quảng cáo này, khách hàng được biết thêm thông tin về số lượng người chịu trách nhiệm kiểm định của hãng là 3389, lớn hơn số lượng 3000 chiếc xe được sản xuất mỗi ngày. Điều này giúp Volkswagen thể hiện được sự quan tâm của mình đối với từng sản phẩm của hãng. 

Bên cạnh đó, “Lemon” – quả chanh được coi là tên gọi chung cho những chiếc xe kém chất lượng. Và Volkswagen đã sử dụng câu kết trong quảng cáo là “We pluck the lemons, you get the plums” với nghĩa “Chúng tôi hái xuống những quả chanh để bạn có được những quả mận”, trong đó từ “plum” – quả mận còn có nghĩa là “rất tốt, đáng sở hữu”. Vậy nên câu đó được hiểu rằng “Chúng tôi sẽ loại bỏ những điều kém chất lượng để bạn sở hữu được những điều đáng giá hơn”.

Tái định vị cuộc đua

Có một hiện tượng tâm lý của khách hàng khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm mới hoặc các lĩnh vực mới. Đó là khi khách hàng quá quen thuộc với một hoặc một số ít những sản phẩm của thương hiệu nào đó thì họ sẽ dễ mặc định rằng hãng này chỉ mạnh về dòng sản phẩm đó.

Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có tên tuổi và lâu đời trên thị trường. Yếu tố này hạn chế rất nhiều khả năng của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thay đổi định vị về doanh nghiệp đối với người tiêu dùng là việc cần thiết.

Ví dụ nổi bật tại Việt Nam là tập đoàn Viễn thông Viettel đã thực hiện tái định vị thương hiệu rất thành công và tạo được tiếng vang lớn. Họ đã tối giản slogan và thay đổi nhận diện thương hiệu.

Tạo cảm giác đặc biệt

Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được tôn trọng được xuất hiện gần cấp bậc cao nhất. Đây là tâm lý phổ biến ở mọi người vì ai cũng có nhu cầu được tôn trọng. Việc nắm bắt tâm lý này sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng, trở thành một người đặc biệt nào đó. Điều này sẽ giúp các chiến lược marketing trở nên hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: 4 mô hình tiếp xúc mua hàng và chiến lược tối ưu chuyển đổi Digital Marketing phù hợp

Tận dụng những gam màu tiêu cực của khách hàng

Những gam màu tiêu cực như cảm giác sợ hãi, nghi ngờ, không chắc chắn… có thể là điểm khai thác cho các doanh nghiệp. Vì những gam màu này sẽ khiến khách hàng hoài nghi, dừng lại và thay đổi hành vi của mình.

Hiệu ứng tâm lý này thường được xuất hiện nhiều nhất đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe hoặc những vấn đề gây lo lắng nhiều cho con người. Ví dụ như một số loại sữa đánh vào tâm lý lo lắng về phát triển xương khớp.

Trên đây là 5 chiến thuật tâm lý giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng của các chiến dịch marketing một cách hiệu quả hơn.

Nguồn: Tổng hợp.

ecpvn

Recent Posts

Kế hoạch marketing bán hàng: Kim chỉ nang kinh doanh

Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…

1 tuần ago

Những nội dung cần có trong một bản kế hoạch marketing bán hàng

Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…

3 tuần ago

Top 5 công cụ tạo video bằng AI miễn phí

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…

4 tuần ago

Khách hàng cá nhân là gì? Tại sao họ quan trọng đối với doanh nghiệp?

Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…

1 tháng ago

Viết content bằng AI: Xu thế sáng tạo mới trong thời đại số

Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…

2 tháng ago

Cuộc chiến video ngắn: TikTok, YouTube Shorts hay IG Reels mới là lựa chọn hàng đầu?

Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…

2 tháng ago