Googlebot là chương trình máy tính của Google được tạo ra nhằm mục đích thu thập dữ liệu website và thêm các trang web vào chỉ mục. Vậy Googlebot hoạt động như thế nào? Nó truy cập vào website của bạn bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Googlebot (hay còn gọi là Web crawler, Spider) là một trình thu thập dữ liệu, thông tin trên các website thông qua những liên kết của Google. Googlebot sẽ cập nhật những thông tin, dữ liệu đó và đề xuất những yếu tố mà được đánh giá là nên thêm vào chỉ mục cho công cụ tìm kiếm của Google.
Google có 2 trình thu thập khác nhau là:
– Googlebot Desktop (cho máy tính)
– Googlebot Smartphone (cho thiết bị di động)
Googlebot sử dụng sơ đồ trang web cùng cơ sở dữ liệu của những liên kết phát hiện được trong quá trình thu thập dữ liệu trước đó để xác định các vị trí tiếp theo.
Trong quá trình này, khi Googlebot tìm thấy liên kết mới trên một website nào đó, nó sẽ tự động thêm vào danh sách các website để truy cập tiếp theo. Nếu Google phát hiện có sự thay đổi trong các liên kết hoặc liên kết bị lỗi, hỏng, nó sẽ ghi chú lại để sau đó cập nhật vào chỉ mục. Để đảm bảo Googlebot lập chỉ mục chính xác cho web, cần kiểm tra thường xuyên khả năng thu thập dữ liệu, thông tin của các bot này.
Google Search Console sở hữu hai mục: Log files (tệp nhật ký) và Crawl (Thu thập thông tin) để bạn có thể tìm hiểu về những hoạt động và tần suất Googlebot truy cập vào website.
Chủ yếu Googlebot thu thập dữ liệu và thông tin qua HTTP/1.1. Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu bằng HTTP/2 sẽ được cho phép trong trường hợp trang web hỗ trợ giao thức này. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên điện toán (như CPU, RAM) cho cả website và Googlebot, cũng như không ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục hay xếp hạng website.
Để đẩy nhanh tốc độ thu thập dữ liệu và thông tin của Googlebot, có một số cách như:
Giữ Googlebot tại website lâu hơn nhằm mục đích để nó tiếp cận được nhiều nội dung hơn, từ đó nâng cao hiệu quả SEO, tăng khả năng lên top tìm kiếm.
Bạn có thể giữ chân Googlebot bằng cách:
– Bài viết: luôn luôn gắn link đến trang chủ, category có chứa bài viết rồi đến từ khóa cần SEO.
– Category: cấu trúc rõ ràng, không chồng chéo; bài viết liên quan đến phần nào cần xếp đúng category đấy; chọn thuộc tính rel = “nofollow” với category không chứa nội dung hỗ trợ SEO.
– Giao diện (header, footer, sidebar): không nên đặt nhiều link sát nhau và hiển thị thường xuyên, liên tục giống nhau tại các khu vực này vì dễ bị Google đánh giá spam.
Các yếu tố của mạng xã hội như lượng react (like), share, tweet… là một yếu tố quan trọng để thu hút Googlebot đến với website của bạn. Thông qua các bài viết được share trên các trang mạng xã hội, bạn có thể thu hút Googlebot, tạo ra nguồn backlinks và visitors tự nhiên.
Trong các nút mạng xã hội, Google Plus của Google là quan trọng nhất. Những tương tác ở đây sẽ giúp lôi kéo Googlebot vào website của bạn nhanh hơn.
Google Search Console là một công cụ miễn phí của Google để giúp bạn có thể theo dõi, duy trì và khắc phục những sự cố liên quan đến sự xuất hiện của website trong kết quả tìm kiếm của Google.
Google Search Console sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ công cụ và báo cáo cho những hoạt động như:
Ping (Packet Internet Groper) là một công cụ dùng để kiểm tra kết nối của 2 hoặc nhiều thiết bị trên 1 đường truyền, kiểm tra kết nối của máy trạm đến máy chủ bằng cách đo tổng thời gian gửi và trả về của gói dữ liệu chuẩn.
Hiện nay, có nhiều dịch vụ danh bạ website hỗ trợ nhanh chóng lưu lại các link của một website mới. Đây là yếu tố giúp Google có thể phát hiện và lập chỉ mục cho các trang web mới.
Việc Ping là cần thiết khi website có những thay đổi mới. Việc này giúp gửi tín hiệu cho Google vào website và lưu lại những nội dung mới.
Kết luận
Bất kể thay đổi nhỏ nào trên website cũng sẽ ảnh hưởng đến sự xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra kỹ càng lại các trình thu thập dữ liệu của Googlebot và đảm bảo tối ưu hóa website của bạn.
>> Xem thêm: Chatbot là gì? Cách nâng cao dịch vụ khách hàng bằng chatbot
Nguồn: Internet.
Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…
Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…
Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…
Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…
Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…