Domain Authority là thuật ngữ rất phổ biến trong ngành marketing được sử dụng như thước đo khả năng phát triển của website. Vậy chính xác Domain Authority là gì? Và làm thế nào để đạt được Domain Authority cao?
Domain Authority (DA) là thuật ngữ chỉ điểm xếp hạng của một website được phát triển bởi Moz. Chỉ số DA sẽ thể hiện khả năng xếp hạng của một website trên kết quả tìm kiếm (SERPs).
Điểm DA được giới hạn trong khoảng từ 0 – 100. Website nào có điểm càng cao thì khả năng xếp hạng cũng cao hơn tương ứng.
Domain Authority được tính bằng cách đánh giá nhiều yếu tố khác nhau (bao gồm liên kết các Roots Domain cùng với tổng số các liên kết) tạo thành một điểm số DA duy nhất. Điểm DA này của các website sẽ được đưa ra so sánh để dự đoán thứ hạng xuất hiện tại kết quả tìm kiếm của chính các trang web đó. Hoặc điểm DA được dùng để theo dõi “Ranking Strength” (khả năng cạnh tranh xếp hạng) của website theo thời gian.
Domain Authority không được Google sử dụng làm yếu tố để xếp hạng tìm kiếm. DA cũng không ảnh hưởng đến SERP.
Có nhiều cách check DA như: sử dụng các công cụ SEO miễn phí của Moz (Link Explorer, MozBar) hoặc sử dụng SERP Analysis của Keyword Explorer.
Ngoài ra, DA cũng được tích hợp trong các công cụ khác của Moz (như API, Moz Pro campaigns) và nhiều nền tảng SEO khác.
Điểm DA có mức thang tính từ 0 – 100 điểm. Để DA đạt được mức 20 – 30 điểm là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, mức 70 – 80 điểm lại có chút khó khăn hơn.
Các website mới lập ra và đưa vào sử dụng sẽ có điểm DA bắt đầu bằng 1. Các website sở hữu lượng lớn những trang liên kết bên ngoài có chất lượng cao (ví dụ: Google hay Wikipedia) sẽ luôn nằm trong top đầu những website có DA cao nhất. Ngược lại, những website có ít liên kết từ các trang uy tín sẽ có điểm DA thấp hơn rất nhiều.
DA được xem là công cụ so sánh dự đoán khả năng xếp hạng của các trang web. Tuy nhiên, bạn không cần đặt mục tiêu điểm cao lên hàng đầu. Điều quan trọng là bạn cần cạnh tranh với đối thủ trong ngành của mình. Hãy check và so sánh DA giữa website của mình và của đối thủ để xác định số điểm DA mà mình cần đạt được là bao nhiêu.
Domain Authority là công cụ so sánh nên bạn không nhất thiết cần phân định rõ ràng bao nhiêu điểm DA là tốt hay xấu. Hãy căn cứ vào tình hình chung của lĩnh vực và ngành nghề mà trang web của bạn đang thực hiện.
1. Chọn một tên miền tốt
2. Tối ưu hóa nội dung On-Page
3. Tạo những nội dung chất lượng có thể liên kết
4. Tạo những liên kết nội bộ trang
5. Loại bỏ liên kết xấu, hỏng và độc hại
6. Đảm bảo trang web thân thiện với nhiều thiết bị khác nhau (máy tính, điện thoại, ipad…)
7. Tăng DA bằng cách nâng cao danh tiếng thương hiệu
8. Tăng tốc độ tải trang
9. Quảng bá nội dung thông qua các mạng xã hội thích hợp
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số DA của website của bạn. Hãy cải thiện đồng thời cả những yếu tố kỹ thuật và nội dung để website của bạn trở nên uy tín, hấp dẫn và thân thiện với người dùng hơn.
>> Xem thêm: Hosting là gì? Cách lựa chọn hosting phù hợp cho doanh nghiệp
Domain Authority là một số liệu tương đối quan trọng trong phát triển website và thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giúp bạn có thể đánh giá tổng quát website và có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành.
Nguồn: Tổng hợp.
Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…
Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…
Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…
Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…
Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…