Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ các bộ, ngành, địa phương gửi, nhận văn bản điện tử.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cấp phát 100% chứng thư số cho các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ, cục, sở và tương đương trở lên trước ngày 30/6/2020 phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý công việc trên môi trường mạng và các yêu cầu khác theo đề nghị của cơ quan nhà nước các cấp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ các bộ, ngành, địa phương gửi, nhận văn bản điện tử. |
Xem thêm:
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo phải tổng hợp nhu cầu, cấp phát đầy đủ chữ ký số cá nhân, tổ chức cho đơn vị hành chính các cấp phục vụ cấp bản sao điện tử, chứng thực bản sao điện tử, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định. Tiếp tục triển khai phân cấp, uỷ quyền một số dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo quy định, đảm bảo trong năm 2020 hoàn thành việc phân cấp, ủy quyền cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu, đủ điều kiện về nhân lực và hạ tầng kỹ thuật.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo phải nghiên cứu, phát triển, cung cấp công cụ ký số trên văn bản điện tử theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư; tích hợp trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành (trên máy tính để bàn PC và trên các thiết bị di động) của các bộ, ngành, địa phương phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng. Hoàn thành trong tháng 6 năm 2020. Bên cạnh đó, phải thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động các cấp chính quyền.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương căn cứ mục tiêu của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 02/CT-TTg rà soát nhu cầu sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho cá nhân, tổ chức, gửi Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 31/5/2020 để được cấp phát theo quy định.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo về nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương gương mẫu trong việc sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; phối hợp chặt chẽ trong việc liên thông, kết nối các phần mềm quản lý văn bản và điều hành để đảm bảo 100% văn bản điện tử gửi nhận ở cả 4 cấp chính quyền và 80% các đơn vị thuộc bộ, 60% các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 30% đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng.
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, hiện có 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, rất gần so với mục tiêu 2020 là 90%. Nguyên nhân chính của sự chuyển biến cơ bản này là do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước khẳng định văn bản điện tử đã ký số gửi nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
(Theo Vietnamnet)
Trong kinh doanh hiện đại, kế hoạch marketing bán hàng đóng vai trò quan trọng…
Một kế hoạch marketing bán hàng hoàn chỉnh là công cụ không thể thiếu đối…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tạo ra nội dung video chất…
Khách hàng cá nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển và thành…
Viết content bằng AI đang trở thành một xu thế không thể bỏ qua trong…
Video ngắn đang trở thành xu hướng bùng nổ, thu hút hàng triệu người dùng…
View Comments